PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 32 - 34)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIÊN GIANG

2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm ( 2009 – 2011)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng và vốn là vấn đề sống còn đang được đề cập rất nhiều tại bất kỳ ngân hàng nào do đó để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả thì các ngân hàng thương mại phải chủ động tạo lập nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn cho nền kinh tế cũng như trong khu vực quản lý của mình. Từ đó ngân hàng mới có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng và các thành phần kinh tế khác. Nếu vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay thì ngân hàng có thể đề xuất lên ngân hàng cấp trên xin cung cấp thêm vốn điều chuyển. Tuy nhiên, khi sử dụng vốn điều chuyển thì phải tốn một khoản chi phí nên ngân hàng rất hạn chế vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Việc này giúp ngân hàng nâng cao tính tự chủ và khả năng kinh doanh độc lập. Sau đây là diễn biến cơ cấu nguồn vốn qua các năm được thể hiện ở bảng 2:

Bảng 2: Nguồn vốn của NHNo&PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1.Nguồn VHĐ 1.880.340 44 2.632.476 49 2.996.915 51 2.Vốn điều chuyển 2.416.872 56 2.779.403 51 2.900.447 4,9 Tổng nguồn vốn 4.297.212 100 5.411.879 100 5.897.362 100 (Nguồn: phòng tín dụng)

Trong ba năm từ 2009- 2011, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng luôn biến động, điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luôn hoạt động linh hoạt thích ứng với nhu cầu của xã hội. Để thấy rõ tỷ trọng nguồn vốn của ngân hàng nhìn vào biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Thể hiện nguồn vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

Nhìn vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tổng nguồn vốn là 4.297.212 triệu đồng và đến năm 2010 là 5.411.879 triệu đồng tăng 25,93% so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng nguồn vốn 5.897.362 triệu đồng tăng 8,97% so với năm 2010. Trong tổng nguồn vốn thì vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất nguyên nhân là do chi nhánh NHNo & PTNT Kiên Giang với vị thế là ngân hàng hoạt động ở nông

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

thôn, đa phần người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh thì hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.

Kế đến là nguồn vốn huy động, nguồn vốn này tăng điều qua các năm, tăng cao nhất là năm 2011 với nguồn vốn huy động 2.996.915 triệu đồng tăng 334.439 triệu đồng với tốc độ tăng 12,7%. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hoá các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn… Bên cạnh đó, do cuộc sống người dân được khá hơn do được ngân hàng cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn. Ngân hàng vừa là người cung cấp đồng vốn đồng thời cũng là người tiêu thụ đồng vốn. Và những hoạt động mua đồng vốn này được NHNo&PTNT Kiên Giang thực hiện qua các nghiệp vụ như: Mở tài khoản tiết kiệm cho dân cư, chiết khấu giấy tờ có giá, mở tài khoản thanh toán, nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w