Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009 2011)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 42 - 46)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009 2011)

Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

Ngân hàng là tổ chức trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả.

Mặc dù việc thu hồi nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn

cho ngân hàng. Do đó, ta cần phân tích tình hình doanh số thu nợ của ngân hàng, cụ thể là thu nợ ngắn hạn.

Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Để thấy rõ ta nhìn vào bảng 7.

Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm (2009 -2011) ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. N - LN 1.603.443 1.680.481 1.904.527 77.038 4,80 224.046 13,33 2. Thủy sản 245.348 235.301 260.301 (10.047) (4,09) 25.000 10,62 3. CN - TTCN 411.857 408.587 584.516 (3.270) (0,79) 175.929 43,05 3. TM - DV 1.064.276 1.190.270 1.180.270 125.994 11,83 (10.000) (0,84) 4. Ngành Khác 930.632 1.269.697 2.046.555 339.065 36,43 776.858 61,18 Tổng DSTN 4.255.556 4.782.911 5.976.169 528.780 12,42 1.193.258 24,94

(nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: N – LN: Nông – lâm nghiệp

CN – TTCN: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp TM – DV: Thương mại – dịch vụ

DSTN: Doanh số thu nợ

Ngành nông- lâm nghiệp: Nhìn vào bảng 7 ta thấy ngành nông lâm nghiệp có mức thu nợ tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2010 mức thu nợ đạt được là 1.680.481 triệu đồng tăng 77.038 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,80% so với năm 2009. Đến năm 2011 mức thu nợ là 1.904.527 triệu đồng tăng 224.046 triệu đồng tương đương tăng 13,33% so với năm 2010. Nguyên nhân mức thu nợ tăng trưởng như trên là do bà con nông dân dám mạnh dạn đầu tư vốn vào mô hình sản xuất kinh doanh mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đã đem lại lợi nhuận cao sau mỗi vụ thu hoạch. Từ lợi nhuận thu được trên việc sử dụng vốn đúng mục đích nên bà con nông dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán nợ cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT Kiên Giang. Mặc dù thị trường có

nhiều biến động nhưng doanh số thu nợ đối với ngành này vẫn tăng đều trong 3 năm qua là do cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đối với khách hàng đến vay, chỉ cho vay đối với những phương án khả thi và có khả năng thu hồi nợ cao.

Ngành thủy sản: Ngành thủy sản có mức thu nợ tăng giảm qua các năm. Cụ thể là mức thu nợ năm 2009 đạt 245.348 triệu đồng đến năm 2010 đạt 245.348 triệu đồng giảm 10.047% triệu đồng tương đương giảm 4,09% so với năm 2009. Năm 2011 mức thu nợ là 260.301 triệu đồng tăng 25.000 triệu đồng tương đương tăng 10,62% so với năm 2010. Sở dĩ công tác thu nợ đạt kết quả cao trong năm 2009 là do trong năm này sản phẩm nuôi trồng ngành thủy sản như tôm, cá, … được mùa và bán được giá cao, khách hàng có lợi nhuận cao nên công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn.

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: Doanh số thu nợ của ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp cũng tăng giảm qua các năm. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 408.587 triệu đồng giảm 3.270 triệu đồng tỷ lệ giảm 0,79% so với năm 2009. năm 2011 đạt 584.516 triệu đồng tăng lên 175.929 triệu đồng tỷ lệ tăng 43,05% so với năm 2010. với chính sách ngân hàng gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với kết quả thẩm định, thường xuyên thăm hỏi, trao đổi công việc kinh doanh với khách hàng hay thậm chí xuống tận nơi để thu nợ….Nên ngân hàng đã không ngừng nâng cao thu nợ đối với ngành này.

Thương mại- dịch vụ: Ngành thương mại - dịch vụ có tỷ trọng doanh số thu nợ cao thứ hai trong tổng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Cụ thể năm 2010 có mức thu nợ là 1.190.270 triệu đồng tăng 125.994 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 mức thu nợ là 1.180.270 triệu đồng giảm 10.000 triệu đồng tương đương giảm 0,84% so với năm 2010. nguyên nhân là hàng năm Kiên Giang thu hút hàng triệu khách du lịch, góp phần thúc đẩy các dịch vụ kèm theo phát triển với mạng lưới nhà hàng, khách sạn,… Ngày một rộng lớn hơn, hoạt động cũng chuyên nghiệp hơn, kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn nên ngân hàng có nhiều thuận lợi trong công tác thu hồi nợ.

Ngành khác: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành khác cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành này đạt 1.269.697 triệu đồng tăng 339.065 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành này tăng lên 2.046.555 triệu đồng tăng 776.858 triệu đồng tương đương tăng 61,18% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành nghề đạt doanh số thu nợ khá tốt, tăng dần qua các năm, chỉ có ngành thủy hải- sản là có sự sụt giảm nhưng không đáng lo ngại vì đây chỉ là tạm thời và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Đây cũng là tín hiệu khá tốt trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Điều này chứng tỏ người dân vay tiền của Ngân hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Qua bảng 8 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tại NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang tăng dần qua từng năm, doanh số thu nợ ngắn hạn của năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ trong những năm qua các thành phần kinh tế trong địa bàn đều làm ăn có hiệu quả.

Bảng 8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2009 -2011)

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % HGĐ- CN 2.928.254 3.556.368 4.627.909 628.114 21,45 1.071.541 30,13 DNNN 165.434 148.402 109.680 (17.032) (10,29) (38.722) (0,26) DNNQD 1.161.868 1.079.566 1.238.580 (82.302) (7,08) 159.014 14,72 Tổng DSTN 4.255.556 4.782.911 5.976.169 528.780 12,42 1.193.258 24,94

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: HGĐ – CN: Hộ gia đình – cá nhân

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DSTN: Doanh số thu nợ

Đối với hộ gia đình- cá nhân: Đối với hộ gia đình cá nhân doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng qua 3 năm. Năm 2010 doanh số thu nợ là 3.556.368 triệu đồng tăng 628.114 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,45% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này đạt được là 4.627.909 triệu đồng tăng 1.071.541 triệu đồng tương đương tăng 30,13% so với năm 2010. Doanh số thu nợ tăng là do người vay muốn tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng, thêm vào đó ngân hàng có chủ trương xếp loại khách hàng, đối với những khách hàng thường xuyên để nợ quá hạn tại ngân hàng thì ngân hàng sẽ tạm ngừng hoạt động tín dụng. Nhận thức được vấn đề này nên hộ gia đình, cá nhân đã cố gắng trả nợ đúng hạn duy trì mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể vay vốn, chính vì vậy doanh số thu nợ tăng là điều hợp lý.

Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước thì tỷ lệ giảm đều qua các năm. Vì đây không phải là các khách hàng trọng tâm của ngân hàng, nó có doanh số cho vay giảm theo từng năm vì thế mà doanh số thu nợ cũng giảm tương tự. Bởi số lượng khách hàng nhà nước có quan hệ tín dụng với ngân hàng không nhiều, tỷ trọng thu nợ ngày càng giảm qua từng năm, cụ thể: trong năm

2010 so với năm 2009 giảm 10,29%. Còn năm 2011 so với năm2010 tỷ lệ giảm 38.722%.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2009 đạt 1.161.868 triệu đồng nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống còn 1.079.566 triệu đồng giảm 82.302 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số này đạt 1.238.580 triệu đồng tăng 159.014 triệu đồng tương đương tăng 14,72% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua năm 2011 là do các doanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả, ý thức trả nợ của họ cao hơn, hơn nữa do họ muốn tạo lập mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đạt được kết quả đáng kể. Điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào công tác lựa chọn khách hàng ngân hàng, cũng như việc theo dõi sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, hạn chế việc cho khách hàng gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w