Phương hướng và nhiệm vụ trong năm 2012 của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 31 - 63)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.5. Phương hướng và nhiệm vụ trong năm 2012 của ngân hàng

2.1.5.1. Mục tiêu chung

Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu trong năm 2012 tăng từ 17% đến 20%.

Dư nợ tăng trưởng tối thiểu 12% Nợ xấu: < 0,5%, Nợ nhóm 2: < 1%

Thu nợ xử lý rủi ro: tối thiểu thu 40% nợ rủi ro tín dụng thông thường. Thu dịch vụ tăng 20%.

Quỹ thu nhập đạt theo kế hoạch giao, đảm bảo đủ hệ số tiền lương theo quy định.

2.1.5.2. Giải pháp thực hiện

Quán triệt tới từng CB-CNV nắm được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2012. Từ đó nâng cao nhận thức của mọi người, mọi bộ phận và mọi công việc. Lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng tín dụng làm thước đo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng mới cũng như khách hàng truyền thống, tiếp cận khách hàng tiềm năng về giao dịch cũng như sử dụng sản phẩm mới của Ngành.

Tăng cường bán chéo các sản phẩm của Ngành.

Giao chỉ tiêu cụ thể cho cán bộ, phòng tiếp cận những khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

Thực hiện tốt các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng cấp trên nhất là việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

Tăng cường việc nắm bắt thông tin, tiếp cận các dự án đầu tư để tăng trưởng tín dụng.

Mở rộng đầu tư theo hướng đa dạng hóa khách hàng ở tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề, tập trung tăng trưởng tín dụng vào các hộ sản xuất kinh doanh lớn có nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa qua dịch vụ Ngân hàng.

Trong hoạt động còn thiếu phương tiện như xe chuyên dùng, để chủ động trong công tác huy động vốn, tránh rủi ro khi trực tiếp thu tiền gửi tại chổ cho khách hàng.

Ngoài ra Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do việc thay đổi liên tục các luật, các thủ tục ngân hàng, chương trình quản lý điện tử IPCAS…

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIÊN GIANGHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIÊN GIANG HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KIÊN GIANG

2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm ( 2009 – 2011)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng và vốn là vấn đề sống còn đang được đề cập rất nhiều tại bất kỳ ngân hàng nào do đó để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả thì các ngân hàng thương mại phải chủ động tạo lập nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn cho nền kinh tế cũng như trong khu vực quản lý của mình. Từ đó ngân hàng mới có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng và các thành phần kinh tế khác. Nếu vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay thì ngân hàng có thể đề xuất lên ngân hàng cấp trên xin cung cấp thêm vốn điều chuyển. Tuy nhiên, khi sử dụng vốn điều chuyển thì phải tốn một khoản chi phí nên ngân hàng rất hạn chế vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Việc này giúp ngân hàng nâng cao tính tự chủ và khả năng kinh doanh độc lập. Sau đây là diễn biến cơ cấu nguồn vốn qua các năm được thể hiện ở bảng 2:

Bảng 2: Nguồn vốn của NHNo&PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1.Nguồn VHĐ 1.880.340 44 2.632.476 49 2.996.915 51 2.Vốn điều chuyển 2.416.872 56 2.779.403 51 2.900.447 4,9 Tổng nguồn vốn 4.297.212 100 5.411.879 100 5.897.362 100 (Nguồn: phòng tín dụng)

Trong ba năm từ 2009- 2011, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng luôn biến động, điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luôn hoạt động linh hoạt thích ứng với nhu cầu của xã hội. Để thấy rõ tỷ trọng nguồn vốn của ngân hàng nhìn vào biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Thể hiện nguồn vốn tại NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

Nhìn vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tổng nguồn vốn là 4.297.212 triệu đồng và đến năm 2010 là 5.411.879 triệu đồng tăng 25,93% so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng nguồn vốn 5.897.362 triệu đồng tăng 8,97% so với năm 2010. Trong tổng nguồn vốn thì vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất nguyên nhân là do chi nhánh NHNo & PTNT Kiên Giang với vị thế là ngân hàng hoạt động ở nông

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

thôn, đa phần người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh thì hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.

Kế đến là nguồn vốn huy động, nguồn vốn này tăng điều qua các năm, tăng cao nhất là năm 2011 với nguồn vốn huy động 2.996.915 triệu đồng tăng 334.439 triệu đồng với tốc độ tăng 12,7%. Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hoá các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn… Bên cạnh đó, do cuộc sống người dân được khá hơn do được ngân hàng cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn. Ngân hàng vừa là người cung cấp đồng vốn đồng thời cũng là người tiêu thụ đồng vốn. Và những hoạt động mua đồng vốn này được NHNo&PTNT Kiên Giang thực hiện qua các nghiệp vụ như: Mở tài khoản tiết kiệm cho dân cư, chiết khấu giấy tờ có giá, mở tài khoản thanh toán, nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng.

2.2.2. Phân tích tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang qua ba năm (2009 – 2011)PTNT tỉnh Kiên Giang qua ba năm (2009 – 2011) PTNT tỉnh Kiên Giang qua ba năm (2009 – 2011)

Với phương châm “nỗ lực hết mình vì sự phồn thịnh của khách hàng”, “ tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững thị trường thành thị”…Trong các năm qua NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động tín dụng,được thể hiện thông qua bảng 3.

Doanh số cho vayKiên Giang là nơi có tiềm năng kinh tế lớn, cả đối nội

và hướng ngoại với nguồn tài nguyên phong phú như nông nghiệp, thủy sản, du lịch… và có tình hình kinh tế - xã hội liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đây cũng là một môi trường đầu tư kinh doanh tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện qua số lượng và quy mô hoạt động của các thành phần kinh tế như kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng.

Đứng trước tiềm năng phát triển của tỉnh, các nhà đầu tư không thể không tận dụng cơ hội để đầu tư sản xuất kinh doanh, từ đó nhu cầu vốn trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn này cần sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Đây cũng chính là lý do giải thích cho DSCV của NHNo&PTNT Kiên Giang tăng liên tục qua các năm 2009, 2010, 2011 được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo kì hạn tại NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang qua 3 năm ( 2009 – 2011)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tổng DSCV 5.812.917 6.498.591 7.650.292 685.674 11,79 1.151.701 17,72 DSCV NH 4.828.083 5.348.625 6.631.953 520.542 10,78 1.283.328 23,99 DSCV T&DH 984.834 1.149.966 1.018.339 165.132 16,77 (131.627) (11,44) Tổng DSTN 5.139.797 5.656.249 6.899.175 516.452 10,05 1.242.926 21,97 DSTN NH 4.255.556 4.782.911 5.976.169 527.355 12,39 1.193.258 24,94 DSTN T&DH 884.241 873.338 923.006 (10.90) (1,23) 49.668 5,68 Tổng Dư Nợ 4.147.442 4.989.784 5.740.901 842.342 20,30 751.117 15,05 DN NH 3.017.044 3.582.758 4.238.542 565.714 18,75 655.784 18,30 DN T&DH 1.130.398 1.407.026 1.502.359 276.628 24,50 95.333 6,78 Tổng NQH 47.732 41.494 110.165 (6.238) (13,06) 68.671 165 NQH NH 16.653 19.995 58.021 3.342 20,06 38.026 190 NQH T&DH 31.079 21.499 52.144 (9.580) (30,82) 30.645 142 Dư Nợ BQ 3.810.882 4.568.613 5.365.342 757.731 19,89 796,729 17,43

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Kiên Giang)

Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ NQH: Nợ quá hạn

Tại NHNo&PTNT Kiên Giang, tổng doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm, ngoài ra ngân hàng còn có chính sách thu hợp lý nên các tỷ số này luôn tăng. Năm 2009 ngân hàng cho vay 5.812.917 triệu đồng, đến năm

2010 cho vay 6.498.591 triệu đồng tăng 685.674 triệu đồng với tốc độ tăng

11,79% so với năm 2009. Sang năm 2011 vẫn tiếp tục tăng, doanh số cho vay trong năm là 7.650.292 triệu đồng tăng 1.151.701 triệu đồng với tốc độ tăng 17,72% so với năm 2010. Trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và mạnh qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 83,05% vào năm 2009, đến năm 2010 giảm còn 82,30% và tăng lên

86,7% vào năm 2011 trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Còn cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay của ngân hàng và có xu hướng giảm. Năm 2010 doanh số cho vay trung- dài hạn là 1.149.966 triệu đồng tăng 16,77% so với năm 2009. Năm 2011 là 1.018.339 triệu đồng giảm 11,44% so với năm 2010. Ngân hàng cho vay ngày càng tăng theo thời gian cho vay nhiều thì ngân hàng sẽ thu được lãi tiền vay nhiều hơn làm cho doanh thu tăng thêm, hơn nữa cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang.

NHNo&PTNT Kiên Giang có hệ thống mạng lưới lớn nhất so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Ngân hàng còn chú trọng đa dạng hóa các loại hình cho vay làm cho khách hàng có sự lựa chọn phong phú phù hợp với nhu cầu của họ. Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (mua máy cắt lúa, máy cày, máy xuất lúa…) cho vay phát triển cơ sở hạ tầng, cho vay tiêu dùng, sửa chữa xây dựng nhà ở. Với sự đa dạng, phong phú ngày càng thu hút đông đảo khách hàng đến với ngân hàng, làm cho tình hình cho vay của ngân hàng ngày càng tăng lên.

Song với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một vấn đề mà bất cứ một ngân hàng nào cũng đặc biệt quan tâm đến. Sau đây ta sẽ đi phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng.

như đã biết DSCV phản ánh số lượng, quy mô tín dụng, còn DSTN phản ánh hiệu quả sự dụng vốn của Ngân hàng, thể hiện năng lực của cán bộ tín dụng. Nó còn là cơ sở đảm bảo vốn hiện có và tăng số vòng quay của đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra đầu tư. Nếu DSTN càng lớn hơn DSCV thì có thể kết luận rằng việc sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả, ngoài ra nó còn chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng càng tốt.

Nhìn vào bảng 3 ta thấy doanh số thu nợ năm 2009 là 5.139.797 triệu

đồng, đến năm 2010 là 5.656.249 triệu đồng tăng 516.452 triệu đồng với tốc độ

tăng 10,05% so với năm 2009. Doanh số thu nợ năm 2011 là 6.899.175 triệu

đồng tăng 1.242.926 triệu đồng với tốc độ tăng 21,97% so với năm 2010. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay, điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao. Đồng thời nó phản ảnh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả nên người dân trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Dư nợ là số tiền ngân hàng đã giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này có thể đánh giá xác thực quy mô tín dụng tại mỗi ngân hàng trong một thời điểm nhất định, thường là vào cuối năm. Qua bảng 3 dư nợ của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm và có xu hướng tăng cao cụ thể năm 2009 tổng dư nợ

4.147.442 triệu đồng, đến năm 2010 tổng dư nợ 4.989.784 triệu đồng tăng

842.342 triệu đồng với tốc độ tăng 20,30% so với năm 2009. Sang năm 2011

tổng dư nợ 5.740.901 triệu đồng tăng 751.117 triệu đồng với tốc độ tăng 15,05% so với năm 2010. Trong đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng dư nợ. Điều này dễ dàng nhận thấy khi nền kinh tế nước ta ngày một ổn định và phát triển thì tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đồng thời xuất hiện thêm các doanh nghiệp, công ty cổ phần, nông dân có nhiều hình thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nên ngân hàng có thể thu hút khách hàng

mới này trong tương lai. Bên cạnh những cơ hội kinh doanh như vậy, cũng có không ít những khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt như đối thủ cạnh tranh với ngân hàng ngày một tăng, trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cũng là một vấn đề cần được chú trọng nhiều hơn, cho nên ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong hoạt động của mình để đạt hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh đó, doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ nên dẫn đến doanh số dư nợ cũng tăng.

Nợ xấu bên cạnh sự gia tăng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ là sự gia tăng, giảm của nợ xấu. Năm 2009 nợ xấu là 47.732 triệu đồng, đến năm 2010 nợ xấu là 41.494 triệu đồng giảm 6.238 triệu đồng với tốc độ giảm 13,06% so với năm 2009. Nguyên nhân do các cán bộ tín dụng đã tăng cường hoạt động thu nợ và các khách hàng tuy có khó khăn nhưng vẫn tìm cách trả nợ cho ngân hàng để lấy uy tín đối với ngân hàng và khi trả nợ xong thì khách hàng có thể vay lại nên làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2010 giảm xuống. Sang năm 2011 nợ xấu là 110.165 triệu đồng tăng 68.671 triệu đồng với tốc độ tăng 165% so với năm 2010. Nguyên nhân do ngân hàng cho khách hàng gia hạn nợ cho các sản phẩm của khách hàng bị biến động như giá cá tra bị mất giá, một số khách hàng làm ăn thu lỗ. Nên khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn được.

Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang đã đạt kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng tăng cho thấy ngân hàng đã có chính sách huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Để thấy rõ hiệu quả hoạt động tín dụng ta nhìn vào chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ở bảng 4.

Bảng 4: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng chung

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Nợ xấu/Dư nợ (%) 1,15% 0,83% 1,92%

DSTN/DSCV (%) 88% 87% 90,18%

Dư nợ/ Vốn huy động (lần) 2,20 1,9 1,91

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,34 1,23 1,29

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu từ bảng 3)

Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ở bảng 4 ta thấy tỷ lệ nợ xấu còn chiếm tỷ lệ cao so với dư nợ mặc dù không vượt

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 31 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w