Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009 2011)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 38 - 42)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009 2011)

Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

2.2.3.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011) Kiên Giang qua 3 năm (2009- 2011)

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng của các ngân hàng. Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, nó không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Nhờ cho vay mà tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng để bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro lớn do đó cần có sự quản lý chặt chẽ các khoản cho vay.

Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Để bắt đầu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là phần phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế trong 3 năm qua của ngân hàng để thấy được quy mô hoạt động của ngân hàng.

Trong những năm qua NHNo & PTNT không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, như mở rộng đầu tư đến các huyện, xã vùng sâu vùng xa, chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng. Đồng thời phù hợp với nhu cầu sản xuất và có mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng rất cao. Bên cạnh đó ngân hàng giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân… Điều đó đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Để thấy rõ hơn ta nhìn vào bảng 5.

Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế qua 3 năm (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SO SÁNH Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. N - LN 1.664.562 1.009.056 1.518.924 (655.506) (39,38) 509.868 50,52 2. Thủy sản 210.107 189.256 206.466 (20.851) (9,92) 17.210 9,1 3. CN - TTCN 456.467 577.702 642.204 121.235 26,56 64.502 11,16 3. TM - DV 1.576.766 1.464.063 1.867.418 (112.703) (7,14) 403.355 27,56 4. Ngành Khác 920.181 2.108.548 2.396.941 1.188.36 7 129 288.393 13,67 Tổng cộng 4.828.083 5.348.625 6.631.953 520.542 10,78 1.283.328 23,99

(Nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: N – LN: Nông – lâm nghiệp

CN – TTCN: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp TM – DV: Thương mại – dịch vụ

DSCV: Doanh số cho vay

Ngành nông- Lâm nghiệp: Qua bảng 7 ta thấy tình hình cho vay ngành nông – Lâm nghiệp có xu hướng tăng giảm qua các năm. Việt Nam là một nước đang phát triển, ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính nhưng DSCV

của ngành nông- lâm nghiệp trong năm 2010 lại giảm hơn so với năm 2009 là 655.506 triệu đồng, tỷ lệ 39,38%, nhưng đến năm 2011 so với năm 2010 lại tăng lên 509.868 triệu đồng, tỷ lệ tăng 50,52%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua năm 2011 là do trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng để định hướng và làm hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư. Chính vì vậy nhu cầu vay vốn phục vụ cho nông nghiệp ngày càng tăng là điều tất yếu. Thêm vào đó với chi phí đầu tư mùa vụ (cải tạo đất, cây giống, phân bón, máy móc…) ngày càng tăng cao, hay chủ trương độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen canh tăng vụ, hiện nay có nhiều nông dân mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi bò, heo, gà ngày càng tăng… đã làm tăng nhu cầu tín dụng ngắn hạn, và điều này làm cho doanh số cho vay nông nghiệp tại NHNo & PTNT Kiên Giang ngày càng tăng.

Ngành thủy sản: Kiên Giang là tỉnh có nhiều ưu thế để phát triển ngành thủy sản( gồm 3 nhóm là nuôi trồng, đánh bắt và chế biến) cho nên thủy sản cũng là lĩnh vực cho vay quan trọng của ngân hàng. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây doanh số cho vay đối với ngành thủy sản ta thấy ở năm 2010 so với năm 2009 có xu hướng giảm là 20.851 triệu đồng, tỷ lệ giảm 9,92%, đến năm 2011 so với năm 2010 đã tăng trưởng trở lại với tốc độ là 17.210 triệu đồng, tỷ lệ 9,1%. Nguyên nhân là do hiện nay là giá xăng dầu tăng liên tục, ngư trường khai thác ngày một thu hẹp,…Đã gây nên tình trạng sản xuất không hiệu quả, các hộ vay không trả đúng hạn nhiều hơn nên ngân hàng hạn chế không cho vay đối tượng mới này.

Ngành công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp: Tại NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có doanh số cho vay không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay của ngành năm 2010 đạt hơn 121.235 triệu đồng và tăng hơn 26,56% so với năm 2009. Đến năm 2011 so với năm 2010 lại tăng lên 64.502 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,16%. Ngành công nghiệp chế biến nông sản mang tính thời vụ rất cao nên phát sinh vốn tín dụng để dự trữ nguyên liệu. Bên cạnh đó gần đây địa phương chú ý phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp tập trung vào làng nghề truyền thống như dệt, đan lát, làm đồ mỹ nghệ,... Để tạo nên thương hiệu riêng, tìm kiếm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, hứa hẹn sẽ phát triển trong tương lai nên ngân hàng cũng tích cực mở rộng đầu tư.

Ngành thương mại- dịch vụ: Ngành thương mại- dịch vụ cũng là ngành kinh tế được ngân hàng đặc biệt quan tâm và không ngừng đầu tư trong những năm qua vì đây là ngành phát triển khá bền vững, có số lượng ngày một nhiều, chủ yếu tập trung ở những vùng trọng điểm như thành phố, thị xã, thị trấn các cửa biển,.... Tuy nhiên, doanh số cho vay qua 3 năm 2009- 2011 tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2010 giảm xuống 112.703 triệu đồng, tỷ lệ 7,14% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại tăng trở lại là 403.355 triệu đồng, tỷ lệ tăng 27,56%. Nguyên nhân là do sự ra đời liên tiếp của nhiều khu kinh tế, khu đô thị mới góp phần thúc đẩy thương mại của tỉnh phát triển. Bên cạnh đó trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xây dựng liên tiếp nhiều khu trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng… mọc lên nhanh chóng điều này góp phần làm cho doanh số cho vay ngành thương mại - dịch vụ tăng là hoàn toàn hợp lý.

Ngành khác: Và cuối cùng là các ngành kinh tế khác mà chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, vàng,...Cụ thể năm 2010 tăng lên rất cao là 1.188.367 triệu đồng, tỷ lệ 129% so với năm 2009, đến năm 2011 lại tăng lên 288.393 triệu đồng, tỷ lệ 13,67% so với năm 2010. Với việc khách hàng có nhu cầu vốn gấp trong vài tuần hoặc trong vài tháng, họ cũng có sở hữu một số giấy tờ có giá hay vàng nhưng họ không muốn bán với nhiều lý do khác nhau nên đến ngân hàng vay thông qua cầm cố. Và hiện nay ngân hàng rất chú trọng phát triển cho vay hình thức này vì khá an toàn. Ngoài ra, cho vay về xây dựng thường là cho vay xây nhà để bán, được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên hiện nay thị trường bất động sản bị đóng băng nên ngân hàng rất thận trọng trong cho vay.

Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế cũng cần xem xét doanh số cho vay theo thành phần kinh tế để thấy rõ hơn ta nhìn vào bảng 6.

Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2009 – 2011)

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch2011/2010 Số tiền % Số tiền % HGĐ- CN 3.241.576 3.706.087 4.808.361 464.511 14,32 1.102.274 29,74 DNNN 170.146 157.811 47.934 (12.335) (7,24) (109.877) (69,62) DNNQD 1.416.360 1.484.727 1.775.658 68.367 4,82 290.931 19,60 Tổng DSCV 4.828.082 5.348.625 6.631.953 659.896 13,67 1.143.975 20,84

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Kiên Giang) Ghi chú: HGĐ – CN: Hộ gia đình – cá nhân

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DSCV: Doanh số cho vay

Thực hiện định hướng kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá nhân, hộ sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Hộ gia đình cá nhân: Trong bảng 6 doanh số cho vay năm 2010 đạt 3.706.087 triệu đồng tăng 464.511 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng

14,32%. Đến năm 2011 là 4.808.361 triệu đồng tăng 1.102.274 triệu đồng, tỷ lệ tăng 29,74% so với năm 2010. Thành phần kinh tế này vay nhiều là do họ sản xuất kinh doanh tại nhà như buôn bán tạp hóa, sửa chữa nhà, vay trả theo lương. Bên cạnh đó là mua sắm tài sản nhưng không đủ tiền thì họ vay và ngân hàng sẽ cho vay dưới hình thức là cho vay tiêu dùng.

Doanh nghiệp nhà nước: Doanh số cho vay ngày càng giảm qua các năm. Năm 2010 giảm 12.335 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,24%. Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm 109.877 triệu đồng tương đương giảm 69,62% so với năm 2010.

Đối với thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh: DSCV ngày càng tăng, năm 2010 là 68.367 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,82% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 290.931 triệu đồng, tỷ lệ tăng đạt 19,60% so với năm 2010. những doanh nghiệp này kinh doanh nhiều mặt hàng đem lại lợi ích kinh tế lớn, họ tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng như kết quả của quá trình kinh doanh nên trách nhiệm và ý thức cao, nên kết quả kinh doanh của họ thường có lợi nhuận đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng cao hơn.

Như vậy, doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng rõ rệt qua 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, trong đó doanh số cho vay theo cá thể, hộ sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh số cho vay, đây là thế mạnh của ngân hàng vì trong lĩnh vực nông nghiệp ngân hàng rất chú trọng và xem đây là khách hàng truyền thống, các cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn, nhằm hạn chế rủi ro, giúp ngân hàng ngày càng tăng thêm lợi nhuận, hoạt động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w