Phân loại theo mục đích

Một phần của tài liệu Luật về lao động và bóc lột (Trang 73 - 79)

Có thể khi đọc đến đây sẽ có nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại phải phân loại theo mục đích bóc lột. Chẳng lẽ ngoài việc bóc lột để làm giàu cho mình thì còn có sự bóc lột nhằm những mục đích khác? Đây là vấn đề cần được nhận thức rõ ràng bởi trong thực tế có nhiều sự bóc lột nhằm những mục đích khác với mục đích chiếm được nhiều giá trị cho mình. Và như vậy những sự bóc lột nhằm mục đích khác nhau cũng có thể có những ý nghĩa và và vai trò nào đó trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Định giá được ý nghĩa và vai trò của từng sự bóc lột là một việc phải được tiến hành thận trọng, rõ ràng và nên làm. Xin nêu ra đây một vài mục đích của sự bóc lột:

Duy trì cuộc sống

Những người cần duy trì cuộc sống trong xã hội có nhiều dạng. Họ có thể là những người không có khả năng lao động và không có sự tài trợ, bảo trợ hay giúp đỡ. Họ có thể là những người có khả năng lao động nhưng không có cơ hội lao động và không có nguồn đảm bảo sự sống nào. Và tất nhiên còn có những đối tượng bị bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra còn có các đối tượng có khả năng lao động, có cơ hội lao động và có thu nhập, nhưng do nhu cầu chi tiêu cá nhân vượt quá thu nhập nên cần có thêm nguồn tài chính khác, hoặc là những người không muốn lao động mà vẫn cần có nguồn tài chính. Những đối tượng cần duy trì sự sống và thực hiện các hành vi bóc lột để duy trì sự sống là những đối tượng còn có sức lao động để thực hiện hành vi bóc lột. Vì vậy những người bị bệnh tật không có khả năng lao động không thuộc các đối tượng này. Với mục đích duy trì sự sống, những người thuộc đối tượng này có thể sử dụng bất kỳ phương thức hay thủ đoạn bóc lột nào, tận dụng bất kỳ cơ hội nào để thực hiện hành vi bóc lột. Nhiều hành vi bóc lột do họ thực hiện có thể gây nguy hiểm cho những nạn nhân của họ. Và cũng với mục đích duy trì sự sống nên lượng giá trị mà họ bóc lột không cao. Họ có thể tạm dừng hoặc dừng việc bóc lột khi lượng giá trị mà họ bóc lột được đủ duy trì sự sống cho họ. Họ thực hiện việc bóc lột khi cần hoặc khi có cơ hội.

Làm giàu

Làm giàu là mục đích của số đông các chủ thể bóc lột. Lượng giá trị do các chủ thể này bóc lột cũng là nhiều nhất trong các chủ thể bóc lột. Mặt khác nhiều hành vi bóc lột nhằm các mục đích khác được đặt dưới các tên không mang nghĩa bóc lột cho nên mục đích bóc lột để làm giàu dễ bị quan niệm rằng đây là mục đích duy nhất và bị lên án trong khi nhiều việc bóc lột nhằm những mục đích khác dễ bị bỏ qua hoặc xem xét sơ sài.

Bóc lột người giàu đem cho người nghèo

Những người giàu là những người có nhiều khả năng thanh toán cho mọi chi tiêu, đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu của mình, do đó người giàu là những người có nhiều cơ hội sử dụng nhiều của cải của xã hội, tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên. Trước đây, sự giàu có của những người giàu bị quan niệm là do bóc lột. Có thể trong một giai đoạn nào đó điều này là đúng. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ xã hội đã giúp cho nhiều cá nhân phát huy tốt năng lực cá nhân và sức lao động của họ đã tạo ra những giá trị lớn cho xã hội và cho bản thân họ. Sự giàu có của họ xuất phát từ năng lực cá nhân chứ không phải từ sự bóc lột những người khác. Ngoài ra còn có những người giàu mà của cải của họ không phải có do bóc lột, cũng không phải từ năng lực cá nhân của họ mà do họ được thừa hưởng hoặc gặp một sự may mắn. Sự chi tiêu quá mức của người giàu sẽ dẫn đến việc khai thác mạnh mẽ tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng không tốt tới môi trường sống, sự mất ổn định xã hội do chênh lệch giàu nghèo, tạo ra nhu cầu ảo và những cuộc đua chi tiêu trong những người nghèo khiến họ càng dễ lâm vào tình trạng bần cùng hoá . Ngoài ra khi người giàu sử dụng đồng tiền của mình vào đầu tư sản xuất hàng hoá thì họ có thêm cơ hội bóc lột người lao động và làm gia tăng tài sản của họ. Việc bóc lột người giàu đem chia cho người nghèo vì một số nguyên nhân trên đây xuất hiện trong nhiều giai đoạn phát triển của xã hội. Trong thời kỳ phong kiến có một số cá nhân tiến hành việc cướp của cải của người giàu đem chia cho người nghèo. Họ thực hiện một công việc mang tính nghĩa hiệp nhưng không được luật pháp phong kiến thừa nhận cho nên hành vi đó của họ bị coi là phạm pháp. Khi xã hội phát triển và các nhà nước nhận thức được sự cần thiết phải hạn chế chi tiêu quá mức của người giàu, ngặn chặn sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội thì chính các nhà nước sẽ và cần tiến hành bóc lột người giàu đem cho người nghèo. Sự bóc lột người giàu có thể thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu bằng các hình thức thu thuế với nhiều sắc thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt với những mặt hàng mà chỉ có những người giàu mới tiêu thụ, thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho những người có thu nhập cao, áp dụng giá luỹ tiến với một số mặt hàng thiết yếu mà người giàu có khả năng tiêu thụ nhiều. Việc bóc lột những người giàu mà tài sản của họ từ bóc lột mà có thực chất là việc lấy lại những giá trị không do sức lao động của những người đó tạo ra, nhưng do các quy định về quyền lợi và quyền sở hữu mà có thể tạo ra những sự phản đối hoặc phản kháng. Còn bóc lột những người có giá trị sức lao động cao nhiều khi chỉ là lượng hoá sự đóng góp của những người này cho xã hội bởi nếu

không có người, không có tổ chức thực hiện việc này thì họ cũng thực hiện việc san xẻ giá trị của họ cho người khác bằng các hành động trợ giúp hoặc từ thiện. Còn đối với những người được thừa hưởng do tài sản mà họ có không phải từ sức lao động của họ nên sự chi tiêu của họ không có giới hạn. Điều này dễ gây mất ổn định xã hội cho nên áp dụng các biện pháp hạn chế việc chi tiêu của họ cũng là việc cần thực hiện. Với những mục đích cụ thể, bóc lột người giàu là cần thiết nhưng phải hợp lý và được hợp pháp hoá bởi nếu không sẽ đi từ cực mất ổn định này đến cực mất ổn định khác cho xã hội và không khuyến khích người giàu sử dụng tài sản của họ vào mục đích phát triển xã hội thông qua con đường đầu tư. Nhà nước sử dụng nguồn tài chính thu được từ việc bóc lột người giàu vào các việc đảm bảo an sinh xã hội và điều này giúp cho người giàu cũng được hưởng lợi ích từ nguồn tài chính của họ.

Đảm bảo khả năng cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh là đảm bảo cho sự tồn tại. Có nhiều biện pháp đảm bảo khả năng cạnh tranh. Một trong số các biện pháp đó là giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh bằng việc giảm chi phí lao động. Để giảm chi phí lao động. Các cở sở, tổ chức, các doanh nghiệp áp dụng việc giảm chi phí lao động bằng các hình thức hạ thấp đơn giá tiền lương, tăng thời gian làm việc mà không tăng tiền công, cắt giảm các các khoản chi phí bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh công nghiệp, cải thiện môi trường làm việc nhằm hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất để sản phẩm có thể tiêu thụ được trên thị trường. Bản chất của những việc làm này bóc lột giá trị sức lao động của người lao động. Nhưng việc bóc lột này không nhằm làm giàu cho người chủ sử dụng lao động mà nhằm mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Các giá trị bóc lột được tự nguyện chuyển cho người tiêu dùng thông qua giá sản phẩm thấp, lợi ích của người lao động được chuyển sang người tiêu dùng. Áp dụng hình thức bóc lột người lao động để đảm bảo khả năng cạnh tranh giống như việc sử dụng con dao hai lưỡi. Nó có thể đảm bảo sự tồn tại những cũng có thể xoá sổ tổ chức sản xuất kinh doanh khi người lao động không gắn bó với tổ chức của mình do quyền lợi bị xâm hại. Vì vậy có thể nói rằng bóc lột nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh là hạ sách trong chiến lược sản xuất kinh doanh.

Bảo hộ

Bảo hộ bằng hình thức bóc lột là một phương thức bảo vệ quyền lợi cho một bộ phận công dân và một bộ phận nền kinh tế do nhà nước tiến hành. Nhà nước dựng lên các hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu và các quy định về thuế và giá cả đối với hàng hoá sản xuất và tiêu thụ trong nước. Với hàng hoá nhập khẩu, hàng rào thuế quan cao sẽ hạn chế khối lượng hàng nhập khẩu, đẩy giá cả hàng hoá lên cao. Điều này đem lại lợi ích cho nhà sản xuất trong nước nhưng thiệt hại tới người tiêu dùng. Thiệt hại của người tiêu dùng là sự thiệt hại do giá trị sử dụng thấp hơn so với giá cả hàng hoá. Để đảm bảo khả năng tồn tại, các cơ sở sản xuất các loại hàng hoá đó phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm, mà biện pháp có hiệu quả nhanh nhất là hạ thấp đơn giá nhân công. Thu

nhập của người lao động vì vậy giảm sút. Hình thức bảo hộ sản xuất bằng hàng rào thuế quan dẫn đến tình trạng có hai đối tượng bị bóc lột là người sản xuất ở nước ngoài và người tiêu dùng trong nước. Sự bóc lột người lao động ngoài nước là sự bóc lột xuyên quốc gia, con sự bóc lột người tiêu dùng trong nước là sự bóc lột được hợp pháp hoá. Chủ thể bóc lột trong trường hợp này là nhà nước và các cơ sở sản xuất các loại hàng hoá được nhà nước bảo hộ bởi cả hai đều thu được giá trị từ chính sách bảo hộ. Nhưng tính chất bóc lột là khác nhau. Nhà nước chủ động thực hiện chính sách bảo hộ và thu được giá trị nên tính chất bóc lột của nhà nước là chủ động, còn các nhà sản xuất được hưởng lợi từ chính sách đó là sự bóc lột thụ động. Mục đích của nhà nước là tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất có nguồn lực phát triển, đảm bảo khả năng cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu, đồng thời nhà nước cũng nâng cao được tiềm lực tài chính. Còn sự bóc lột thụ động của nhà sản xuất sẽ chuyển thành bóc lột chủ động khi nhà sản xuất không đáp ứng mục đích của nhà nước mà lợi dụng chính sách bảo hộ để làm giàu hoặc nhằm các mục đích khác. Sự bảo hộ thông qua các quy định về thuế và giá cả nhằm bảo hộ cho một số đối tượng hoặc một số nhóm, một số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một số loại hàng hoá nào đó trong một giai đoạn, một thời kỳ kinh tế. Sự bảo hộ được thực hiện bằng việc quy định các mức thuế và giá cả cụ thể cho các mặt hàng đó. Sự quy định cụ thể này làm cho giá cả có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thành và do đó có thể gia tăng lợi ích hoặc thất thu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời làm thiệt hại hoặc lợi ích cho các đối tác hoặc người sử dụng các loại hàng hoá đó. Nói cụ thể hơn, trong sự bảo hộ này sẽ có một bên bị thiệt hại và một bên được lợi. Đây là một chính sách giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, nhà nước có thể sử dụng ngân sách của mình để hỗ trợ cho cho bên bị thiệt hại. Có thể nói rằng đây là chính sách có tính hai mặt, nó có thể thúc đẩy sự phát triển và có thể ngăn chặn sự phát triển quá nóng.

Sự bóc lột trong thực tế là rất đa dạng. Sự bóc lột hiện diện khắp mọi nơi, ở bất kỳ thời điểm nào, trong mọi thời kỳ của sự phân chia giai cấp. Có những mối quan hệ mà gianh giới giữa chủ thể bóc lột và đối tượng bị bóc là rất hẹp đến mức họ dễ đổi chỗ cho nhau như trong mối quan hệ giữa kẻ mua người bán. Có những sự bóc lột để rồi bị bóc lột như sự bóc lột của những nhà sản xuất hàng xuất khẩu chịu thuế xuất cao. Sự bóc lột có thể được che đạy bởi sự thoả thuận trong quan hệ hợp tác khi hai đối tác có giá trị sức lao động như nhau nhưng có kẻ thu được nhiều lợi ích hơn đối tác của mình. Có những đối tượng bị bóc lột nhưng không dám phản đối bởi sự yếu thế của mình. Có những chủ thể thực hiện hành vi bóc lột mà không nhận thức được rằng mình đang bóc lột bởi xã hội chưa có những kiến giải cụ thể về sự bóc lột. Sự bóc lột là sự di chuyển các giá trị trong xã hội giống như lợi nhuận. Điều này làm cho các giá trị thu được từ việc bóc lột dễ được đồng hoá với lợi nhuận và dễ lẩn tránh được sự lên án. Cũng cần phân biệt giữa nghĩa vụ và sự bóc lột. Nghĩa vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện là sự đóng góp của họ cho nhằm mục đích được hưởng những quyền lợi khác mà họ không có khả năng tự thực hiện. Thực chất đây là một sự trao đổi mà nghĩa vụ và quyền lợi có thể không diễn ra đồng thời. Còn sự bóc lột là sự di chuyển cưỡng bức giá trị theo một chiều. Sự lưu ý phân biệt là ở chỗ trong giai đoạn thực hiện nghĩa vụ, giá trị thuộc sở hữu của người

thực hiện nghĩa vụ cũng di chuyển theo một chiều như sự bóc lột. Giá trị nghĩa vụ sẽ trở thành giá trị bị bóc lột khi nơi tiếp nhận không đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho những người đã thực hiện nghĩa vụ. Một nhà nước có thể trở thành chủ thể bóc lột công dân của mình nếu bộ máy nhà nước hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo được các quyền lợi cho công dân tương ứng với sự đóng góp của họ và nguồn tài chính thu được từ nghĩa vụ hoặc dùng để nuôi bộ máy kém hiệu quả của nhà nước- đây là sự bóc lột để tồn tại, hoặc chui vào túi các quan chức nhà nước tham nhũng- đây là sự bóc lột gián tiếp của một số cá nhân thông qua nhà nước. Sự bóc lột ngày càng trở nên tinh vi hơn theo đà phát triển của xã hội. Định giá về sự bóc lột cần một sự định giá tổng thể bởi mỗi hành vi bóc lột có thể chứa đựng nhiều yếu tố của sự phân loại trên đây. Bản chất của sự bóc lột là sự chiếm đoạt giá trị của người khác, nhưng mục đích của các hành vi bóc lột không phải là giống nhau khi xem xét đến việc sử dụng các giá trị chiếm được của các chủ thể bóc lột. Sự bóc lột làm giàu cho người này và làm nghèo cho người khác, đồng thời cũng tạo ra quá trình tập trung các giá trị của xã hội. Sự tập trung các giá trị xã hội mà biểu hiện là lượng tài sản hoặc lượng tiền tệ tạo nên sức mạnh cho các chủ thể sở hữu chúng. Sức mạnh này giúp cho các giá trị được tạo ra nhanh hơn và nhiều hơn, thúc

Một phần của tài liệu Luật về lao động và bóc lột (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)