Phân loại theo quy mô

Một phần của tài liệu Luật về lao động và bóc lột (Trang 70 - 71)

Quy mô bóc lột bao gồm quy mô về số lượng chủ thể tham gia bóc lột, số lượng đối tượng bị bóc lột, tính chất của chủ thể và đối tượng bị bóc lột, phạm vi lãnh thổ, thời gian bóc lột và lượng giá trị bóc lột. Với cách hiểu về quy mô như vậy thì có thể phân loại sự bóc lột theo quy mô như sau:

a- Cá nhân với cá nhân là sự bóc lột được thực hiện giữa chủ thể và đối tượng là các cá nhân. Mặc dù là sự bóc lột giữa các cá nhân với nhau, nhưng sự bóc lột cũng có thể chứa đựng các tính chất khác của sự bóc lột và nó được hiểu đầy đủ ý nghĩa của sự bóc lột. Vì vậy sự bóc lột cá nhân với cá nhân không có nghĩa là sự bóc lột quy mô nhỏ. Để định giá nó thì phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Sự bóc lột cá nhân với cá nhân có thể mang tính phổ biến hoặc đơn lẻ, có thể mang tính hội tụ hoặc đơn tuyến. Nó mang tính phổ biến khi nó là dạng bóc lột giá trị sức lao động, nó mang tính hội tụ khi chủ thể là người sử dụng lao động còn đối tượng bị bóc lột là người lao động. Tất nhiên hai trường hợp này không phải là duy nhất.

b- Tổ chức với cá nhân. Tổ chức là một tập hợp các cá nhân hoạt động theo một mô hình nào đó và các cá nhân hoạt động tuân theo những quy định nào đó do tổ chức định ra. Vì vậy sự bóc lột giữa tổ chức với cá nhân là sự bóc lột mà chủ thể là nhiều cá nhân với đối tượng bị bóc lột là các cá nhân riêng lẻ. Sự khác biệt là ở chỗ các cá nhân trong tổ chức đã liên kết với nhau để có thể bóc lột được nhiều hơn và nâng cao khả năng bảo vệ sự bóc lột của họ.

c- Cá nhân với tổ chức là hành vi bóc lột của một cá nhân với một hoặc nhiều tổ chức và có thể là với chính tổ chức mà người đó là thành viên. Tổ chức là một tập hợp nhiều cá nhân với nhiều trình độ và năng lực, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó sự bóc lột do cá nhân thực hiện với tổ chức là không dễ. Để có thể thực hiện được hành vi bóc lột này thì cá nhân đó phải có những ảnh hưởng nào đó tới tổ chức hoặc tổ chức có những sơ hở, những thiếu sót nào đó trong quản lý, các chế tài xử lý không nghiêm minh tạo cơ hội cho cá nhân lợi dụng chiếm đoạt các giá trị chung của tổ chức. Do việc

thực hiện hành vi bóc lột này là không dễ nên các cá nhân thường tìm mọi cách che dấu hoặc tạo thành nhóm thông đồng với nhau trong cùng tổ chức hoặc liên kết với nhau khi ở trong các tổ chức có quan hệ với nhau để bóc lột các tổ chức của mình. Sự bóc lột của cá nhân với tổ chức còn được gọi dưới một cái tên khác là tham nhũng. Tham nhũng là một biểu hiện, một hình thức bóc lột.

d- Tổ chức với tổ chức là sự bóc lột diễn ra giữa các tổ chức có quan hệ với nhau. Các loại hình tổ chức do loài người thiết lập nên rất đa dạng và do đó có rất nhiều mối quan hệ giữa các tổ chức với nhau. Mối quan hệ có thể được thiết lập giữa hai hay nhiều tổ chức đồng thời, có thể là khăng khít, chặt chẽ hay tạm thời, lỏng lẻo. Trong mỗi mối quan hệ đó có thể xuất hiện một hình thức bóc lột tương ứng nào đó. Trong thực tế thì mối quan hệ mang tính kinh tế giữa các tổ chức là mối quan hệ thường xảy ra sự bóc lột hơn các mối quan hệ khác.

e- Quốc gia và quốc tế. Sự bóc lột mang tính quốc gia là sự bóc lột diễn ra trong phạm vi một quốc gia và do các công dân của quốc gia đó tiến hành. Còn sự bóc lột mang tính quốc tế vượt ra ngoài biên giới, là sự bóc lột xuyên quốc gia do công dân của nước này bóc lột công dân nước khác, các tổ chức, chính quyền quốc gia này bóc lột công dân, tổ chức và chính quyền quốc gia khác. Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp có thể cho phép sự bóc lột tồn tại, phát triển hoặc bị hạn chế hay bị triệt tiêu. Còn trong hệ thống luật pháp quốc tế thì do vấn đề tôn trong chủ quyền quốc gia nên không có chế tài xử lý vấn đề bóc lột. Điều này làm cho sự bóc lột mang tính quốc tế tồn tại mà không bị đấu tranh loại bỏ. Nó chỉ bị hạn chế khi các quốc gia bị bóc lột tự bảo vệ mình. Sự bóc lột mang tính quốc tế do có nhiều đối tượng nên hiệu quả bóc lột là rất cao, sự tập trung giá trị bóc lột là nhiều và nhanh chóng.

g- Lượng giá trị bóc lột phản ánh quy mô và hiệu quả bóc lột. Quy mô bóc lột càng lớn thì lượng giá trị bóc lột càng nhiều. Hiệu quả bóc lột cao thể hiện khả năng chọn lựa các đối tượng và quy mô bóc lột. Các đối tượng có giá trị cao dễ đem lại hiệu quả bóc lột cao. Lựa chọn quy mô bóc lột phù hợp giúp cho chi phí ban đầu giảm tối đa.

h- Thời gian thực hiện bóc lột phản ánh tính bền vững của các mối quan hệ có bóc lột. Độ bền càng cao thì thời gian thực hiện việc bóc lột càng dài và do đó có nhiều cơ hội thu được lượng giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Luật về lao động và bóc lột (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)