Phân loại theo nội dung bóc lột

Một phần của tài liệu Luật về lao động và bóc lột (Trang 66 - 67)

Người lao động tạo ra các giá trị mới bằng sức lao động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng, với xã hội. Các giá trị bao gồm của cải vật chất hoặc các vật phẩm có giá, các giá trị về tinh thần như phẩm giá, danh dự, tình cảm, tri thức.Thông qua trao đổi , mua bán và tự tạo ra hoặc từ một nguồn hợp pháp nào đó, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia được quyền sở hữu những tài sản, những giá trị riêng. Những tài sản, những giá trị đó có thể bị người khác, tổ chức khác chiếm đoạt dưới hình thức bóc lột. Kết quả cụ thể của việc bóc lột trong từng trường hợp khác nhau có thể không giống nhau. Trường hợp này kết quả là giá trị sức lao động, trường hợp khác là tài nguyên thiên nhiên... Kết quả cụ thể của việc bóc lột là nội dung bóc lột. Nội dung bóc lột có thể được người bóc lột định trước và áp dụng các phương thức hay thủ đoạn bóc lột thích hợp. Phân loại theo nội dung bóc lột nhằm xác định đúng những cái mà người bóc lột thu được, từ đó chỉ ra hành vi bóc lột, tạo cơ sở cho người bị bóc lột đấu tranh với người bóc lột. Cuốn sách này chủ yếu bàn về lao động và cái bị bóc lột là giá trị sức lao động. Vì vậy những nội dung bóc lột khác như bóc lột tài nguyên thiên nhiên, bóc lột phẩm giá, danh dự, tình cảm và những nội dung khác sẽ không được đề cập đến hoặc đề cập đến không nhiều. Tri thức do con người tạo ra bằng sức lao động và nó mang giá trị sức lao động. Bóc lột tri thức cũng là bóc lột giá trị sức lao động. Vì vậy tác giả cũng không nêu thành vấn đề riêng.

Trong các thời kỳ mà sức lao động là hàng hoá, thông qua sự trao đổi bất bình đẳng hoặc định giá giá trị sức lao động thấp hơn giá trị thực, những người lao động rất dễ bị bóc lột khi số lượng lao động nhiều hơn số chỗ làm việc. Cái mà họ bị bóc lột là giá trị sức lao

động của họ. Và nếu họ đã bị bần cùng hoá thì cái mà họ bị bóc lột không chỉ là giá trị sức lao động mà có thể là mọi giá trị con người mà họ có. Bóc lột giá trị thặng dư là sự bóc lột giá trị sức lao động có giới hạn. Sự bóc lột này không làm thoả mãn lòng tham của chủ nghĩa bóc lột. Còn bóc lột giá trị sức lao động là bóc lột không giới hạn. Sự bóc lột không giới hạn là sự vắt kiệt sức lao động của người lao động. Người lao động không được trả lại giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra, họ không có cơ hội được hưởng những sản phẩm mà họ đã góp công sức tạo nên. Sức lao động của họ không được tái tạo.

Một phần của tài liệu Luật về lao động và bóc lột (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)