Ở công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn, đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu được bên A chấp nhận thanh toán. Vì vậy, sản phẩm dở dang của công ty chính là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành tới khâu cuối cùng để tiến hành nghiệm thu bàn giao.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý, yêu cầu kế toán nên kỳ tính giá thành ở Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn được xác định là hàng quý vào thời điểm cuối quý.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là kết cấu phức tạp, việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn, vì vậy để đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác cần kiểm kê khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ đồng thời xác định khối lượng sản phẩm dở dang.
Hiện nay, thực tế việc đánh giá sản phẩm dở dang chính xác là rất khó nên Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn chỉ dựa vào khối lượng công việc đã hoàn thành nghiệm thu và phần chi phí đã bỏ ra để tính số dở dang của công trình.
Căn cứ vào giá trị thực hiện, phần nghiệm thu và các chi phí thực tế phát sinh kế toán công ty tiến hành tính giá vốn tương ứng với phần nghiệm thu và từ đó tính ra giá trị dở dang cuối kỳ.
Cụ thể: Công trình KĐT Lê Trọng Tấn giá trị hợp đồng: 4.450.000.000đ được bắt đầu từ tháng 10 năm 2009 kết thúc vào tháng 4 năm 2009.
Tổng kết 3 tháng cuối năm 2009 với số liệu như sau: Giá trị thực hiện: 2.315.000.000đ
Tổng giá trị theo nghiệm thu ngày 31/12/2009 là: 2.329.5000.000đ – doanh thu thuần: 2.175.000.000đ.
Trong đó tổng chi phí thực tế phát sinh là: 2.250.000.000đ Suy ra giá vốn tương ứng với phần nghiệm thu là:
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán Giá vốn = Tổng chi phí thực tế x Doanh thu thuần
Giá trị thực hiện
Giá vốn = 2.250.000.000 x 2.175.000.000 = 2.113.930.886 đ
2.315.000.000
Do vậy, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ là:
CFDDCK = Tổng chi phí thực tế trong kỳ - Giá vốn trong kỳ CFDDCK = 2.250.000.00 0 - 2.113.930.88 6 = 136.069.114đ 2.2.7. Tính giá thành sản phẩm
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán Để đảm bảo tính thống nhất, công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn thực hiện việc hạch toán chi phí vào giá thành công tác xây lắp theo quy định chung của chế độ kế toán tài chính và chế độ tài chính hiện hành.
Theo chế độ quy định hiện nay, chỉ tính vào công tác sản phẩm xây lắp những chi phí cơ bản trực tiếp ( CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC ).
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ( nếu có ) không được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp mà được hạch toán vào TK 641 “ chi phí bán hàng”, TK 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp” cuối kỳ kết chuyển sang Tk 911 “ xác định kết quả kinh doanh”.
Những khoản chi phí khác, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính… không được hạch toán vào chi phí sản xuất và không được tính giá thành.
Việc hạch toán chi phí vào giá thành công tác xây lắp có ý nghĩa lớn trong việc tính đúng, tính đủ và hợp lý chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo tính nhất quán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp.
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại và Phát Triển Nông Thôn áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.
Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình.
Trong trường hợp công trình đó chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:
Nếu các công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng thi công trên một địa điểm do một đội đảm nhiệm mà không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì GVHD: Đàm Thị Kim Oanh 59 SVTT: Nguyễn Thị Thương
KLXL hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế
dở dang Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế
dở
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán từng loại chi phí đã tập hợp được trên toàn bộ công trình đều phải phân bổ cho từng hạng mục công trình.
Khi đó tính giá thành thực tế của hạng mục công trình:
Gdti xH
Trong đó: H: Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế.
ΣC:Tổng chi phí của các công trình, hạng mục công trình.
ΣGdt: Tổng dự toán của các công trình Gdti: Giá trị dự toán của các công trình
Số liệu này sẽ được phản ánh vào bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý của công ty theo từng công trình ( cụ thể là công trình KĐT ) để từ đó tính giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ.
Tổng hợp chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình KĐT thực hiện trong kỳ, kế toán lấy số liệu này ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ cái TK liên quan.
GVHD: Đàm Thị Kim Oanh 60 SVTT: Nguyễn Thị Thương H = ΣC
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán
Bảng 1.21: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH KĐT LÊ TRỌNG TẤN Quý IV/2009 Tên công trình Giá trị tổng QT Thuế GTGT đầu ra Doanh thu thuần Dư đầu kỳ
Tổng chi phí trực tiếp của công trình
Chi phí
chung Giá vốn Dư cuối kỳ Cộng chi phí Vật tư Lương công nhân Chi phí máy KĐT Lê Trọng Tấn 2.392.500.000 217.500.000 2.175.000.000 0 2.162.439.150 1.687.539.150 418.765.000 56.135.000 87.560.850 2.113.930.886 136.069.114
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
3.1. Đánh giá công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn.
3.1.1. Những ưu điểm cơ bản
- Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý, kế toán khoa học, hợp lý và có hiệu quả phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạch định sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay. - Công ty có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, giúp cho lãnh đạo công ty giám sát thi công, quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức kế toán được hợp lý.
- Phòng kế toán của công ty với những nhân viên có trình độ, năng lực nhiệt tình, lại được bố trí công việc cụ thể đã góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty.
- Hệ thống chứng từ hợp pháp đầy đủ. Công tác lập dự toán công trình, hạng mục công trình tiến hành nhanh gọn, có hiệu quả.
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhìn chung đã đi vào nề nếp. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành từng công trình theo từng quý là hợp lý, có căn cứ khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của công ty.
Công ty chỉ duy trì bộ phận cố định về cán bộ quản lý và kỹ thuật viên còn toàn bộ nhân công tham gia trực tiếp vào quá trình thi công đều là lực lượng GVHD: Đàm Thị Kim Oanh 62 SVTT: Nguyễn Thị Thương
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán lao động làm thuê có tay nghề. Điều này phù hợp với đặc điểm của hoạt động xây lắp là mang tính thời vụ và diễn ra ở những địa bàn phân tán.
Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành.
Việc công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất và điều kiện hạch toán.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung là phù hợp, hợp lý, khoa học. Trình tự hạch toán chặt chẽ, các chi phí phát sinh được tập hợp và phản ánh rõ ràng.Số liệu tập hợp được có khả năng sử dụng để phát triển hoạt động kế toán, tính toán và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những ưu điểm về quản lý và kế toán chi phí sản xuất, giá thành nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện.
3.1.2. Nhược điểm
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Nguyên vật liệu công ty phải đi mua nên gặp không ít khó khăn khi mặt hàng khan hiếm.
+ Nguyên vật liệu bao gồm nhiều mặt hàng nên làm cho việc quản lý chi phí nguyên vật liệu cũng gặp khó khăn và việc phân loại chứng từ kế toán tổng hợp cũng gặp không ít khó khăn.
- Về chi phí nhân công trực tiếp:
Thường thì công ty luôn phải làm các công trình, hạng mục công trình ở nhiều nơi nên công ty thường thuê nhân công ngoài thi công. Chính vì vậy, mà GVHD: Đàm Thị Kim Oanh 63 SVTT: Nguyễn Thị Thương
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán việc quản lý nhân công cũng gặp nhiều khó khăn và việc tính lương công nhân cũng gặp không dễ dàng.
Đồng thời việc tính tiền lương nghỉ phép của công nhân cũng gặp khó khăn. Khi công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí nhân công trực tiếp tăng lên từ đó làm cho giá thành tăng lên từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
Ở công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp mà khoản chi phí này phát sinh kế toán hạch toán trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công.
Việc sử dụng máy thi công cũng gây ra tốn kém chi phí cho công ty khi công ty phải đi thuê và sử dụng máy. Đôi khi chi phí này tăng cao do thời tiết như: thiên tai, lũ lụt…mà công ty không thể thi công công trình được nhưng công ty vẫn phải trả chi phí cho việc đi thuê.
- Chi phí sản xuất chung:
Đối với chi phí sản xuất chung thì công ty cũng gặp nhiều tốn kém như: thời gian thi công kéo dài do yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan gây ra làm cho chi phí tăng lên ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.
Đối tượng tập hợp chi phí của công ty là các công trình, hạng mục công trình nên việc bóc tách và tập hợp chi phí, quản lý chi phí cũng gặp không ít khó khăn đối với kế toán công trình nói riêng cũng như kế toán công ty nói chung.
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Giải pháp 1: Về chi phí nhân công trực tiếp:
Nên khuyến khích áp dụng sáng kiến trong quá trình lao động, có chế độ thưởng, phạt kịp thời để nâng cao cường độ và năng suất lao động. Đặc biệt đối với tiền lương trực tiếp phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân bỏ ra. GVHD: Đàm Thị Kim Oanh 64 SVTT: Nguyễn Thị Thương
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán Đồng thời phát huy chức năng của tiền lương, là đòn bẩy kinh tế tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và là một trong những nguyên nhân nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Để chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ít bị biến động giữa các kỳ công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Mục đích của việc trích này nhằm lấy số tiền lương nghỉ phép của những tháng số công nhân nghỉ phép nhiều ( ví dụ: vào mùa hè công nhân đi nghỉ mát, du lịch… ).
Ta có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
(1): Phản ánh số trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch
(2): Phản ánh số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
(3): Phản ánh số chênh lệch trích trước lớn hơn số phải trả. Trong trường hợp ngược lại, số trích trước nhỏ hơn số phải trả thì ghi bút toán:
Nợ TK 622
Có TK 335
* Giải pháp 2: Về chi phí sản xuất chung:
Vì đây là chi phí gián tiếp để tạo ra sản phẩm, do đó, công ty nên tìm cách giảm khoản mục chi phí này càng nhiều càng tốt, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên quản lý. Sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao.
GVHD: Đàm Thị Kim Oanh 65 SVTT: Nguyễn Thị Thương TK334 TK622 TK335 (1) (2) (3)
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán Đối với công cụ dụng cụ, công ty nên căn cứ vào giá trị và đặc điểm sử dụng của từng loại để phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ, chính xác. Tiêu thức phân bổ cần quy định thống nhất, tránh hiện tượng phân bổ tùy tiện ước lượng như hiện nay.
* Giải pháp 3: Về công tác tổ chức quản lý các công trình
Hiện nay các công trình đều do công ty tự quản lý do đó kết quả đem lại vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty cần đưa ra phương hướng mới, cụ thể là công ty nên giao khoán gọn thẳng cho các đội thi công, như vậy vừa bớt gánh nặng cho công ty vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù, công ty có đội ngũ kế toán có kinh nghiệm về chuyên môn song việc làm kế toán thủ công như hiện nay vẫn mang lại cho các nhân viên kế toán áp lực công việc cao và hiệu quả công việc còn có mặt hạn chế.
Vì vậy, để giảm bớt khối lượng công việc cũng như số lượng các kế toán trong thời kỳ nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ. Vì thế, việc áp dụng kế toán máy là một việc làm hết sức cần thiết mà công ty cần chú trọng. Kế toán máy vừa tiết kiệm thời gian, công việc được tiến hành nhanh gọn hiệu quả, và độ chính xác cao.
Quy hoạch đúng đắn nội dung chi phí bao gồm trong giá thành sản phẩm, cách phân loại chi phí, phương pháp tính toán phân bổ chi phí, phương pháp tính giá đảm bảo tính thống nhất trong kế hoạch hóa và hạch toán giá thành.
Trường Đại học kinh tế quốc dân Khoa kế toán
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các