Nội.
4.2.3.1. Những kết quả đã đạt được.
Chi nhánh là một đơn vị độc lập, hoạch toán độc lập trong kinh doanh . tình hình huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2009 đạt 764.595 (triệu đồng), năm 2010 đạt 774.430 (triệu đồng) và năm 2011 đạt 790,820 (triệu đồng). cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động là sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh, thu nhập trước thuế của chi nhánh cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 25.472 (triệu đồng) tăng 32% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 38,21% so với năm 2010.
Về giới hạn cho vay, tỷ lệ tổng dư nợ / tổng huy động của ACB Hà Nội trong các năm qua như sau:
Bảng : Tỷ lệ dư nợ / huy động vốn tại ACB Hà Nội
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ 255.521 349.353 342.188
Tổng huy động 764.595 774.430 790.820
Tổng dư nợ/Tổng huy động
Bảng cho thấy mức cho vay của ACB Hà Nội trong những năm qua còn thấp so với số vốn huy động được. Tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2010 nhưng cũng chỉ đạt có 45,11%. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn của ACB Hà Nội dùng để cho vay còn rất lớn. Với những tỷ lệ này còn cho ta thấy rằng chi nhánh có thể tránh được những rủi ro trong thanh khoản. Tuy nhiên nó cũng nói lên rằng chi nhánh chưa tận dụng được triệt để nguồn vốn huy động, làm hạn chế kết quả kinh doanh của chi nhánh. Trong thời gian tới chi nhánh cần tìm các biện pháp để thúc đẩy hoạt động cho vay, làm cho lợi nhuận trước thuế cao hơn nưa. Đặc bịêt chi nhánh cần chú trọng đến đối tượng khách hàng cá nhân, vì hiện nay tỷ lệ dư nợ của khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ là rất thấp (năm 2011 tỷ lệ này chỉ chiếm 13,49%).
4.2.3.2. Chất lượng nhân lực của ACB Hà Nội
Về ban lãnh đạo, ban lãnh đạo của ACB Hà Nội hiện nay đều ở độ tuổi 40-55 là độ tuổi chín muồi thực hiện công tác quản lý. Họ là những người nhiệt tình tâm huyết với công việc. Tất cả đều trưởng thành trong công việc và có bằng cấp đại học và sau đại học.
Tính đến hết năm 2004, tổng số nhân viên của ACB Hà Nội là 133 nhân viên với 90% trình độ đại học và 20% trình độ cao học. Phần lớn nhân viên ngân hàng thuộc độ tuổi 28 – 30 ( chiếm 70%), điều này tạo nên những thuận lợi và khó khăn nhất định cho ngân hàng. Họ là những người trẻ tuổi, có trình độ học thức, được lớn lên và học tập trong điều kiện phát triển cả về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Môi trường sống đã tạo cho họ sự năng động, nhanh nhẹn trong tác phong làm việc. Với trí tuệ của mình họ nhanh chóng hoà nhập được với các công nghệ mới đồng thời chính họ là những người luôn tìm tòi, sáng tạo ra các sản phẩm mới, đào thải những cái cũ không hợp thời. Tuy nhiên họ cũng có những hạn chế nhất định, hầu hết họ là những người mới đi làm, kinh nghiêm trong nghề nghiệp còn ít, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn non nớt, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng chưa thực sự chuẩn xác. Tuổi trẻ nhiều khi tạo cho họ tâm lý nóng vội, thiếu sự kiên trì, đôi khi tạo ra cả sự nóng nẩy, đây là những điều rất tối kỵ đối với nhân viên ngân hàng.