- Tiêu đúng thời gian quy định: =7 ngày và lớp nước mặt ruộng trở về trị s ố ban đầu HRi R≈ 0.
PHƯƠNG ÁN TIÊU NƯỚC
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TIÊU NƯỚC
3.1.1. Hiện trạng tiêu nước vào trục chính sông Nhuệ và yêu cầu tiêu nước của vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc của vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc
Từ tình hình phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng tiêu nước của tiểu vùng ta thấy, yêu cầu tiêu nước trên hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ là rất căng thẳng. Hiện tại, có khoảng 66,8 % (tương đương với 12.985 ha trong đó tiêu động lực là 9373 ha và tiêu tự chảy là 3612 ha) diện tích của tiểu vùng tiêu vào sông Nhuệ. Tuy nhiên, khả năng chuyển nước và tiêu nước từ sông Nhuệ ra sông Đáy lại bị hạn chế bởi vì lưu lượng lớn nhất sông có thể truyền tải được tại Lương Cổ ≤ 250 mP
3P P
/s và phải đảm bảo các mực nước khống chế tại Hà Đông tuân theo các văn bản do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông Nghiệp đã phê duyệt và ban hành.
Như vậy, nghiên cứu đề xuất biện pháp tiêu nước cho tiểu vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc hướng vào tìm giải pháp giảm bớt diện tích tiêu và lưu lượng tiêu trực tiếp vào sông Nhuệ, mở rộng diện tích tiêu trực tiếp ra sông Hồng và sông Đáy bằng việc cải tạo nâng cao năng lực tiêu của các trạm bơm đã có và xây dựng thêm các trạm bơm mới tiêu trực tiếp ra hai sông này.
3.1.2. Tính toán cân bằng tiêu nước cho vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc
Căn cứ vào hiện trạng tiêu nước của vùng tiêu và định hướng tiêu nước ra các sông như đã đề cập ở trên, tiến hành tính toán cân bằng giữa lượng nước cần tiêu cho vùng tiêu theo hệ số tiêu đã xác định tại mục 2.2.5.2 với khả năng thực tế của các công trình tiêu đã có và công trình đề xuất xây dựng. Dạng tổng quát của phương trình cân bằng nước như sau:
QRđã cóR – QRyêu cầu R= ± ∆Q (3-1)
- Nếu ∆Q ≥ 0 chứng tỏ năng lực hoạt động của các công trình đã có đáp ứng được yêu cầu tiêu của vùng tiêu;
- Nếu ∆Q < 0 chứng tỏ năng lực hoạt động của các công trình đã có chưa đáp ứng được yêu cầu của vùng tiêu, cần phải có giải pháp bổ sung thêm công trình tiêu hoặc nâng cao năng lực tiêu của công trình tiêu đã có.
3.2. PHƯƠNG ÁN TIÊU NƯỚC VÙNG YÊN NGHĨA – LIÊN MẠC 3.2.1. Đề xuất phương án tiêu nước 3.2.1. Đề xuất phương án tiêu nước
Vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc có diện tích lưu vực cần tiêu 19.438 ha. Ngoài trạm bơm Đào Nguyên (Song Phượng) đã có phụ trách lưu vực 2.200 ha tiêu ra sông Đáy, trạm bơm Nam Thăng Long có lưu lượng 9,0 mP
3P P
/s tiêu ra sông Hồng cho 450 ha khu đô thị Nam Thăng Long, phần diện tích còn lại của vùng hiện nay đều được tiêu vào sông Nhuệ qua hệ thống kênh tiêu tự chảy và trạm bơm tiêu. Trong luận văn này đề xuất phương án: Toàn bộ diện tích của vùng nghiên cứu sẽ tiêu nước ra sông Hồng và sông Đáy.
Căn cứ vào hiện trạng công trình tiêu nước đã xây dựng và đặc điểm địa hình của vùng tiêu xác định được các vị trí sau đây có thể bố trí trạm bơm tiêu nước ra sông ngoài như sau :
- Xây dựng mới trạm bơm Yên Nghĩa tiêu nước ra sông Đáy lấy sông La Khê làm trục tiêu chính;