Nhóm nhân tố chủ quan, bao gồm những nhân tố phụ thuộc vào mục tiêu c ủa con người mà bằng hoạt động của mình, con người có thể điều chỉnh và thay

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ (Trang 58 - 60)

đổi được như loại cây trồng, cơ cấu cây trồng, phương thức sử dụng đất, phương châm tiêu nước, tiêu nước có điều tiết hay không điều tiết...

Trong nghiên cứu về tiêu, hệ số tiêu là một chỉ số rất quan trọng, bởi nó liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế khác của hệ thống. Tại một vùng tiêu xác định, hệ số tiêu sẽ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô và hiệu quả của các công trình gây úng, đến mức độ đảm bảo yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp và khả năng phát triển của các ngành kinh tế xã hội khác.

Tính toán xác định hệ số tiêu thiết kế và hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Những năm gần đây do sự biến động mạnh của các yếu tố tự nhiên và tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế nên một số tiêu chuẩn không còn phù hợp làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán xác định hệ số tiêu thiết kế. Luận văn trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của phương pháp tính toán hệ số tiêu cũng như phương pháp hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu cho các hệ thống thuỷ lợi.

2.2.2. Phân loại đối tượng tiêu

Có rất nhiều cách phân loại đối tượng tiêu nước tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Trong luận văn này sẽ căn cứ vào yêu cầu tiêu nước của từng loại diện tích tiêu nước có trong vùng tiêu Yên Nghĩa – Liên Mạc để phân loại đối tượng tiêu nước. Xét về bản chất thì căn cứ này hoàn toàn phù hợp cả về tính khoa học lẫn thực tiễn bởi vì mỗi đối tượng tiêu nước có những đặc thù riêng.

2.2.1.1. Tiêu cho nông nghiệp

Do yêu cầu về nước cũng như khả năng chịu ngập (đối với lúa nước và cây trồng chịu ngập), khả năng chịu ẩm (đối với cây trồng cạn) của các loại cây trồng khác nhau nên chế độ tiêu nước và hệ số tiêu cho từng loại diện tích canh tác khác nhau cũng không giống nhau. Lúa là loại cây trồng có khả năng chịu ngập nên khi cùng tiêu với mô hình tiêu với mô hình mưa tiêu thì thời gian tiêu cho lúa lớn hơn và hệ số tiêu cho lúa nhỏ hơn khi tiêu cho các loại cây trồng cạn khác.

2.2.1.2. Tiêu cho thành thị

Thông thường thành thị là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một khu vực hoặc một địa phương nào đó, có mật độ dân cư rất đông. Yêu cầu tiêu nước cho khu vực này đòi hỏi phải triệt để và kịp thời bởi vì hầu hết các đô thị đều được bê tông hóa và kiên cố hóa nên hệ số dòng chảy do mưa là rất lớn, trong rất nhiều trường hợp lượng nước tổn thất do ngấm xuống đất không đáng kể.

2.2.1.3. Tiêu cho nông thôn

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, hiện nay các vùng nông thôn nước ta đặc biệt ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có tốc độ đô thị hóa rất cao: Hầu hết các gia đình đều có nhà, sân và các công trình sinh hoạt khác được làm khá kiên cố, các tuyến đường làng, ngõ xóm đều được gạch hóa và bê tông hóa nên hệ số dòng chảy đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, ở nông thôn có mật độ dân cư không đông như ở thành thị, nhiều cây cối, vườn tược cùng nhiều diện tích ao hồ và khu trũng có khả năng trữ nước và điều tiết nước mưa nên hệ số tiêu cho khu vực nông thôn vẫn thấp hơn nhiều so với hệ số tiêu cho thành thị.

2.2.1.4. Tiêu cho khu vực công nghiệp và làng nghề

Các khu công nghiệp là nơi tập trung rất nhiều tài sản có giá trị kinh tế lớn như : máy móc, dây truyền sản xuất, nhà xưởng,... để phục vụ cho các quá trình sản xuất vì vậy yêu cầu tiêu nước là rất lớn và phải kịp thời. Nếu xét trên cùng một đơn vị diện tích mặt bằng thì lượng nước thải và chất thải được thải ra từ các khu công nghiệp lớn hơn nhiều so với nước thải và chất thải có nguồn gốc từ khu đô thị.

2.2.1.5. Tiêu cho các loại đất khác

Các khu vực khác như chăn nuôi, thủy sản, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí… đều có yêu cầu tiêu riêng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Vì thế hệ số tiêu của từng đối tượng tiêu nước thuộc loại này cũng rất khác nhau.

2.2.3. Phương pháp tính toán hệ số tiêu thiết kế

Về nguyên tắc, hệ số tiêu được xác định dựa trên cơ sở tính toán cân bằng nước giữa hai đại lượng đầu vào và đầu ra để tìm ra độ sâu lớp nước cần tiêu thoả mãn được yêu cầu về tiêu nước của các đối tượng trên khu vực nghiên cứu. Đại lượng đầu vào bao gồm: i) Lượng nước đến (lượng nước mưa, nước thải, nước từ nơi khác chuyển vào vùng tiêu) trong thời đoạn tính toán và lượng nước có sẵn trong vùng khi bắt đầu tính toán hệ số tiêu; ii) Lượng nước đầu ra bao gồm lượng nước tiêu khỏi vùng, lượng nước tổn thất trong thời đoạn tính toán và lượng nước còn lại cuối thời đoạn tính toán

2.2.3.1. Phương pháp tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng không phải là

lúa nước Áp dụng công thức: qi= [ ]T t P C i i + . (2-4) Trong đó:

- qRi Rlà hệ số tiêu trong thời gian tính toán thứ i;

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ (Trang 58 - 60)