Bảng 2-9 :Thống kê kết quả tính toán hệ số tiêu
Ngày mưa
Pi qoi hoi ∆Hi (mm) H___i
q’oi Hi ai a i
___
qRi
(mm) (mm) (mm) (+) (-) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (l/s.ha)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
Quá trình tính toán sẽ thực hiện từ ngày đầu tiên của trận mưa thiết kế cho đến khi kết thúc mưa và mực nước trên ruộng trở lại mực nước ban đầu thì sẽ kết thúc quá trình, sau đó sẽ kiểm tra điều kiện ràng buộc về thời gian tiêu cho phép và khả năng chịu ngập. Nếu thỏa mãn quá trình tính toán sẽ kết thúc, nếu không phải giả định lại bR0iR và tính toán lặp lại như trên.
P – Độ cao đập tràn, xác định theo yêu cầu chịu ngập thường xuyên của lúa; ai = +P Hi oi i q q 8, 64 = (l/s.ha)
Hi
Hi-1 Hi
P
Hình 2-3 : Sơ đồ tính toán tiêu nước mặt ruộng bằng đập tràn, chế độ chảy tự do
So sánh đường quá trình aRiR với khả năng chịu ngập của lúa. Nếu đạt yêu cầu thì bRoR giả thiết là hợp lý. Nếu chưa đạt phải giả thiết lại bRo
2.2.3.3. Phương pháp tính toán áp dụng cho một số trường hợp cụ thể.
1. Tính toán hệ số tiêu cho đối tượng tiêu nước là ao hồ
Ao hồ gồm có các loại: ao hồ thông thường, ao hồ chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản, ao hồ điều hoà.
Trong công thức (2-5) tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng tiêu nước khác không phải là lúa:
64 , 8 . i i P C q = (l/s.ha)
Hệ số C của mỗi loại ao hồ khác nhau được chọn như sau:
+ Với ao hồ thông thường (ao hồ không có công trình điều tiết nước chủ động):
Do có khả năng tự điều tiết rất lớn nên hệ số dòng chảy của ao hồ rất nhỏ. Theo Giáo trình Thủy nông của Trường Đại học Thủy lợi xuất bản năm 1970 thì hệ số dòng chảy của ao hồ chỉ vào khoảng 0,20 – 0,25. Lưu vực càng có nhiều diện tích ao hồ loại này thì hệ số tiêu của lưu vực càng nhỏ. Khi đã áp dụng hệ số dòng chảy bằng 0,20 hoặc 0,25 để tính toán hệ số tiêu cho ao hồ và cho cả lưu vực thì đối
tượng tiêu nước này không thể trữ thêm nước để hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu, trừ trường hợp nó được cải tạo thành ao hồ điều hoà.
+ Với các ao hồ chuyên canh nuôi trồng thủy sản:
Trước khi xuất hiện trận mưa tiêu thiết kế thì các ao hồ này đều đã đầy nước nên việc trữ thêm nước từ bên ngoài vào ao hồ là rất hạn chế, thông thường toàn bộ lượng nước mưa rơi xuống ao hồ bắt buộc phải tiêu ngay ra ngoài để tránh tràn bờ và bảo vệ thủy sản. Trường hợp này có thể chọn hệ số dòng chảy C = 1,0.
Nếu vùng chuyên canh nuôi thủy sản có hệ thống bờ bao đủ kiên cố và đủ chiều cao để trữ thêm một lớp nước có độ sâu bằng toàn bộ lượng nước mưa rơi xuống (độ sâu trữ bằng Xp) mà vẫn bảo vệ được nguồn lợi thủy sản trong ao không bị thoát ra ngoài, có thể chọn C = 0,0. Với trường hợp này, trong những ngày mưa toàn bộ lượng nước mưa của trận mưa sẽ được trữ trong ao hồ và sẽ được tiêu ra ngoài vào những ngày cuối cùng của đợt tiêu là những ngày không mưa. Tuy nhiên, trong thực tế điều này rất khó xảy ra.
+ Với các ao hồ điều hoà (ao hồ có công trình chủ động điều tiết nước vào và ra):
Khi các ao hồ tự nhiên hoặc khu đất trũng thấp hoặc đất trồng lúa nước thường xuyên bị úng ngập được cải tạo thành ao hồ điều hoà kết hợp nuôi trồng thủy sản và cải tạo môi trường thì khả năng trữ nước và điều tiết nước trên lưu vực tiêu phụ thuộc vào tổng dung tích điều tiết (độ sâu trữ và diện tích mặt nước) của các ao hồ này. Hình 11 giới thiệu khái quát sơ đồ mực nước trữ trong các ao hồ điều hoà MN max Wtr÷ MN min Htr÷ Xp
- Độ sâu công tác hay dung tích công tác (lưu thông) của ao hồ dao động từ mực nước lớn nhất (MN max) đến mực nước thấp nhất (MN min).