R: Tổng diện tích lưu vực tiêu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ (Trang 71 - 73)

2.2.4. Tài liệu tính toán

2.2.4.1. Tài liệu mưa

Mô hình mưa tiêu thiết kế lấy theo bảng 2-7 và mô hình mưa 24 giờ lớn nhất của trạm Hà Đông ứng với tần suất 10 % lấy theo bảng 2-8

2.2.4.2. Cơ cấu sử dụng đất

1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất năm 2010

Vùng Yên Nghĩa – Liên Mạc nằm phía Tây sông Tô Lịch gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, quận Hà Đông và huyện Từ Liêm có tổng diện tích tự nhiên 20.814 ha trong đó diện tích cần tiêu là 19.438 ha (quận Hà Đông 3.281 ha, các huyện Từ Liêm 830 ha, Đan Phượng 6.648 ha, Hoài Đức 8.679 ha).

Bảng 2-11 : Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc

Đối tượng tiêu nước FRtiêuR (ha) Tỷ lệ diện tích %

Đất trồng lúa 2584 13.30

Đất trồng hoa màu 2750 14.15

Đất trồng cây lâu năm 1647 8.47

Đất công nghiệp 1139 5.86

Đất khu dân cư 7908 40.68

Đất đô thị 2134 10.98

Đất nuôi trồng thủy sản 441 2.27

Đất khác 834 4.29

Tổng 19438 100.00

2. Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2020

Theo quy hoạch phát triển Thủ đô, dự kiến đến năm 2020 toàn bộ vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc sẽ trở thành đô thị, không còn đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm, trồng hoa và trồng cây cảnh tăng với tỷ lệ phù hợp để đáp ứng yêu cầu về cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

Vì vậy, căn cứ vào tài liệu hiện trạng cơ cấu sử dụng đất của vùng nghiên cứu năm 2010 và định hướng quy hoạch trên, dự báo cơ cấu sử dụng đất của vùng Yên Nghĩa - Liên Mạc có thể biến động theo các khả năng sau:

+ Một phần đất trồng lúa biến thành đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả với tỷ lệ diện tích chiếm từ 12 % đến 15 %.

+ Một phần đất trồng lúa và một phần đất trồng màu biến thành đất trồng hoa và cây cảnh với tỷ lệ diện tích chiếm từ 3 % đến 5 %.

+ Đất khu công nghiệp tăng theo quy hoạch của thành phố, với diện tích ghi trong bảng 1-7

+ Đất khác chiếm tỷ lệ không quá 3 % diện tích vùng tiêu.

+ Toàn bộ đất dân cư ở nông thôn và các diện tích còn lại chuyển thành đất đô thị, đất chuyên dùng và hồ điều hoà.

Riêng đối với hồ điều hoà phải căn cứ vào kết quả tính toán hệ số tiêu tương ứng với trường hợp tỷ lệ diện tích chiếm từ 2 % đến 4 %.

Trong luận văn này sẽ tính toán cho trường hợp cơ cấu sử dụng đất của vùng nghiên cứu như sau :

Bảng 2-12 : Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của vùng tiêu Yên Nghĩa - Lên Mạc

TT Đối tượng tiêu nước F tiêu (ha) Tỷ lệ diện tích (%)

1 Đất trồng cây lâu năm 2.233 12,00

2 Đất trồng hoa, cây cảnh 778 4,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Đất khu công nghiệp 1.475 7,59

4 Đất đô thị, đất chuyên dùng

và đất làm hồ điều hòa 14.269 73,41

5 Đất khác 583 3,00

Tổng cộng 19.438 100,00

2.2.4.3. Khả năng chịu ngập

Mức độ chịu ngập đảm bảo năng suất giảm không quá 5% theo tài liệu của Viện Khoa học Thủy lợi như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ (Trang 71 - 73)