Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ (Trang 32 - 34)

- Ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện máy, công nghi ệp hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và sản xuất các

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

1.2.1.1. Vị trí địa lý

Vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc là 1 trong 4 vùng tiêu lớn của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ theo kết quả nghiên cứu phân vùng tiêu trong đề tài khoa học cấp Bộ : “Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu của đồng bằng Bắc Bộ” được bao bọc bởi:

+ Sông Hồng ở phía Bắc

+ Sông Đáy ở phía Tây

+ Sông La Khê ở phía Nam

+ Sông Tô Lịch ở phía Đông

và bao gồm đất đai của các quận, huyện sau: Đan Phượng, Hoài Đức, quận Hà Đông và huyện Từ Liêm có tổng diện tích tự nhiên 20.814 ha trong đó diện tích cần tiêu là 19.438 ha (quận Hà Đông 3.281 ha, các huyện Từ Liêm 830 ha, Đan Phượng 6.648 ha, Hoài Đức 8.679 ha).

Hình 1-1 : Bản đồ hành chính khu vực phía Tây Hà Nội Thuộc hệ thống thuỷ lợi Sông Nhuệ

1.2.1.2. Đặc điểm địa hình

Toàn bộ vùng tiêu thuộc hệ thống sông Nhuệ nên cao ở các vùng ven sông Hồng và sông Đáy, thấp dần vào trục chính sông Nhuệ ở giữa và dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ tây sang đông. Cao độ mắt đất biến đổi từ + 4,5 m đến + 7,0 m, song phổ biến nhất là từ + 5,0 m đến + 6,0 m.

1.2.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất

Vùng tiêu nghiên cứu thuộc hệ thống Sông Nhuệ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên cấu tạo địa chất có sự tương đồng. Toàn vùng được tạo thành do quá trình bồi tụ và lắng đọng trầm tích trong điều kiện biển nông cùng với

các dòng chảy của sông ra biển. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã trải qua các kỳ Permier, Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ, cùng với tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên ( nhiệt độ, nóng, ẩm, mưa,…) làm cho đất đá bị phong hoá mạnh tạo nên nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dầy thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miễn trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một vùng đồng bằng rộng lớn và ngập nước. Nhìn chung cấu trúc địa chất của vùng có dạng sau:

+ Trầm tích Pleixtoxen: nằn dưới đáy địa tầng là cát thạch anh hạt nhỏ đến hạt chung thuộc bồi tích cổ alQIII, có bề dày từ 20 m đến 30 m hoặc lớn hơn, nằm khá sâu dưới mặt đất từ 20 m đến 30 m.

+ Trầm tích Tholoxen: nằm trên tầng trầm tích Pleixtoxen, dạng phổ biến là bùn sét kiểu đầm lầy ven biển (bmQIV). Trên tầng bùn sét là trầm tích sét (mQIV). Trên nữa là tầng á sét có chứa vỏ sò, chất hữu cơ thực vật. Trên cùng là tầng bồi tích sông (alQIV)

Vì vậy, toàn bộ vùng tiêu nằm trên nền địa chất rất yếu nên khi tiến hành xây dựng công trình thủy lợi hay các công trình nào khác thì cần phải tiến hành khảo sát cẩn thận, kỹ lưỡng tránh các túi bùn và có các biện pháp xử lý chống lún, chống cát đùn, chống cát chảy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình tiêu nước hợp lý cho khu vực nằm phía tây sông tô lịch và phía trên cống hà đông thuộc hệ thống thủy lợi sông nhuệ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)