- Ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện máy, công nghi ệp hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và sản xuất các
1.2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Vùng tiêu là vùng đồng bằng đuợc tạo thành do quá trình bồi tụ phù sa của hai dòng sông Hồng và sông Đáy. Hàng năm các diện tích canh tác vẫn ít nhiều được tưới bằng nước phù sa lấy từ các cống tự chảy hoặc các trạm bơm tưới. Mặt khác, cứ mỗi lần vỡ đê như: vỡ đê Hoàng Liên ( Từ Liêm) năm 1915, vỡ đê Đông Lao (Hoài Đức) năm 1945, đất đai lại được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn. Vì thế, đất đai trong tiểu vùng rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn thuộc các nhóm sau: phù sa sông Hồng được bồi đắp hoặc không được bồi đắp hàng năm, đất phù sa glây và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Nhìn chung, chúng đều là các loại đất ít chua và chua, có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng ở mức trung bình đến nghèo. Ở
những vùng cao như ven sông Hồng và sông Đáy đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là các loại đất cát hoặc cát pha, khá chua và nghèo dinh dưỡng. Ở các vùng trũng ven sông Nhuệ đất có thành phần cơ giơi nặng hơn, chủ yếu là loại đất thịt nặng và sét nhẹ. Đất ít chua và giàu chất dinh dưỡng hơn.
1.2.1.5. Đặc điểm các yếu tố khí tượng, khí hậu
Vùng nghiên cứu là một trong 4 vùng tiêu thuộc hệ thống Sông Nhuệ nên có điều kiện khí hậu và thời tiết khá tương đồng. Mặt khác, vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ nên mang những yếu tố khí tượng, khí hậu chung của cả vùng.
1. Nhiệt độ
Toàn bộ vùng tiêu có nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt đọ trung bình năm khoảng 230C ÷ 240C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.6000C. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) là nhiệt độ trung bình tháng dưới 200C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình trên 160C. Nhiệt độ tối thấp nhất là 4,80C và nhiệt độ tối cao nhất là 38,90C. Mùa hè có nhiệt độ tương đối dễ chịu với nền nhiệt trung bình trên 26P
0 P
C và tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm với nhiệt độ trung bình trên dưới 29P
0 P C.
Bảng 1-2 : Nhiệt độ trung bình thángnhiều năm tại trạm Hà Đông
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm TB Nhiêt độ ( P 0 P C ) 16,9 17,9 20,2 24,0 26,7 28,9 29,0 28,2 27,0 24,9 21,6 18,0 23,6 2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm trên toàn vùng tiêu dao động trong khoảng 83 ÷ 85%. Sự biến đổi về độ ẩm giữa các tháng không nhiều. Hai tháng mùa xuân (tháng 3,4) và hai tháng mùa hè (tháng 8,9) là những tháng ẩm ướt nhất trong năm, độ ẩm trung bình tháng đạt khoảng 87 ÷ 89% hoặc cao hơn. Các tháng đầu mùa thu và đầu mùa đông thời tiết hanh khô nhất, độ ẩm trung bình tháng
có thể xuống dưới 80%. Độ ẩm ngày cao nhất có thể đạt 97% và thấp nhất có thể xuống dưới 63%.
Bảng 1-3 :Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm
Độ ẩm (%) 61,5 52,4 53,7 54,0 73,6 94,4 100,8 70,1 66,1 79,2 78,3 75,7 71,7
3. Mưa
Đây là vùng có lượng mưa tương đối lớn, với tổng lượng mưa trung bình năm biến đổi từ 968,1 mm đến 2977,9 mm với số ngày mưa trong năm khoảng 125 ÷ 150 ngày. Lượng mưa tăng dần từ Bắc xuống Nam. Theo thống kê mưa từ năm 1974 ÷ 2009 thì năm có lượng mưa ít nhất là năm 1988 với lượng mưa năm là 968,1 mm. Tổng lượng mưa năm lớn nhất xảy ra vào năm 2008 với lượng mưa năm lên tới 2977,9 mm. Lượng mưa lớn nhất năm ứng với các thời đoạn thường rơi vào các tháng 6,7,8,9. Lượng mưa trung bình 1 ngày lớn nhất trên toàn tiểu vùng là 514,2 mm xảy ra vào ngày 31/10/2008.
Bảng 1-4 : Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả
năm
Lượng
mưa (mm) 21,1 24,9 54,5 75,9 200,8 264,9 276,3 281,3 186,8 136,8 69,2 18,7 1611,1 4. Số giờ nắng
Số giờ nắng hàng năm khoảng 1.600 ÷ 1.700 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Tháng 2,3 là những tháng mùa đông nên số giờ chiếu nắng chỉ khoảng 30÷40 giờ mỗi tháng.
Bảng 1-5 : Tổng số giờ nắng trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm năm
5. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trên toàn vùng là 859,8 mm. Các tháng mùa hè như tháng 6,7 có bốc hơi mạnh nhất lên tới trên 94 mm một tháng. Còn các tháng mùa đông như tháng 2,3,4 có lượng bốc hơi nhỏ nhất trong năm, chỉ khoảng 52÷54 mm một tháng.
Bảng 1-6 :Lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm năm
Bốc hơi (mm) 61,5 52,4 53,7 54,0 73,6 94,4 100,8 70,1 66,1 79,2 78,3 75,7 859,7
6. Gió, bão:
Hướng gió chính trong vùng là gió Nam và Đông Nam về mùa hè và gió Bắc, Đông Bắc về mùa Đông. Gió bão thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 là thời kỳ có nhiều cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ, bão thường gây ra mưa lớn trong hệ thống; úng ngập, lũ lụt thường xảy ra trong các tháng này.
Bảng 1-7 : Tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm tại trạm Hà Đông
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm TB
V (m/s) 1,7 1,8 1,9 1,9 1,8 1,7 1,6 1,2 1,1 1,1 1,3 1,3 1,5
7. Mưa phùn
Hàng năm có khoảng trên 40 ngày có mưa phùn. Tháng 3 là tháng có nhiều ngày mưa phùn nhất, sau đó là các tháng cuối mùa đông dầu mùa xuân. Mưa phùn tuy có lượng nước không đáng kể nhưng lại có tác dụng quan trọng cho sản xuất nông nghiệp vì nó duy trì được tình trạng ẩm ướt thường xuyên, giảm bớt nguy cơ hạn hán.
8. Sương mù
Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương mù. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu vào các tháng đầu mùa đông, nhiều nhất là vào các tháng 11,12.
9. Các hiện tượng thời tiết bất thường khác
Vào nửa đầu mùa hạ thỉnh thoảng xuất hiện các đợt gió tấy khô nóng. Trung bình nhiều năm có khoảng 10 ngày khô nóng. Lúc này độ ẩm không khí có thể giảm xuống dưới 60 ÷ 70%, độ ẩm tối thiểu có thể giảm xuống 30 ÷ 40%, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm gần đây hiện tượng mưa đá cũng xuất hiện thường xuyên hơn với vài trận mưa mỗi năm.
1.2.1.6. Đặc điểm sông ngòi
+ Sông Hồng có diện tích lưu vực 155.000 kmP 2 P (phần trong nước 72.800 kmP 2 P
). Hệ thống sông Hồng được hợp thành bởi 3 con sông chính là sông Lô, sông Thao, sông Đà và 5 phân lưu là sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Đào và sông Ninh Cơ. Sông Hồng dài 1.126 km trong đó có 556 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam và đoạn chảy qua vùng nghiên cứu dài khoảng 28 km. Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước các tháng mùa lũ chiếm 75 ÷ 80 % tổng lượng nước hàng năm. Mùa kiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm. Sau khi, hồ Hòa Bình hình thành khi ngăn sông Đà năm 1978 nhưng chỉ tới năm 1990 khi cả 8 tổ máy hoàn thành và đi vào khai thác thì hồ mới thật sự tham gia điều tiết và làm ảnh hưởng lớn tới mực nước và lưu lượng của sông Hồng. Và trong những năm gần đây, dưới tác động của các tác nhân như: nhu cầu nước tăng nhanh, sự thay đổi khi hậu bất thường và trên thượng nguồn của sông Hồng, Trung Quốc đã xây dựng một chuỗi các hồ ngăn dòng chảy chính, sự trữ nước của hệ thống hồ theo hình bậc thang,…đã làm cho mực nước và lưu lượng giảm mạnh, nhất là về mùa kiệt.
+ Sông Đáy nguyên là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, bắt nguồn từ bãi Yên Trung huyện Đan Phượng, có diện tích lưu vực 5.800 kmP
2P P . Phía bờ trái là vùng đồng bằng có diện tích 2.020 kmP 2 P
. Diện tích lưu vực phía bờ phải là 3.780 kmP
2P P
gồm các dãy núi diệp thạch, đá vôi có độ cao trung bình 500 ÷PP 1.500 m và các cánh đồng nhỏ nằm ven sông. Sông Đáy dài khoảng 245 km
chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Đoạn sông chảy qua vùng nghiên cứu dài khoảng 44 km.
+ Sông Nhuệ dài 74 km nối liền sông Hồng qua cống Liên Mạc với sông Đáy qua cống Lương Cổ, đoạn chảy qua vùng nghiên cứu dài khoảng 18,1 km, là trục tưới tiêu kết hợp của hệ thống sông Nhuệ. Cống Liêm Mạc về mùa kiệt thường xuyên mở để lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ, còn mùa lũ chỉ mở khi mực nước sông Hồng ở dưới mức báo động cấp 1 và trong đồng có nhu cầu cấp nước. Cống Lương Cồ về mùa lũ luôn luôn mở để mực nước sông Nhuệ và các sông nhánh khác trong hệ thống luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mực nước lũ sông Đáy.
+ Ngoài ra trong tiểu vùng còn một số con sông nhỏ chuyển nước từ sông Nhuệ ra sông Đáy như sông Đăm, sông Cầu Ngà, sông La Khê, kênh tiêu T1 và T2
1.2.1.7. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Vùng tiêu Yên Nghĩa - Liên Mạc chiếm vị trí địa lý và là phần lãnh thổ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
Địa hình tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông và kênh trục chằng chịt có khả năng lấy nước và tiêu thoát nước, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng để đa dạng hoá sản phẩm cũng như chuyển đổi cơ cấu sử dụng.
Việc cấp nước và tiêu nước phụ thuộc hệ thống sông ngoài và các sông trục trong hệ thống, điều kiện biến đổi phức tạp, thiên tai lũ, bão, úng hạn thường xảy ra. Muốn giảm nhẹ cần phải có một hạ tầng cơ sở thủy lợi phù hợp và hoàn chỉnh làm cho các ngành kinh tế phát triển ổn định và bền vững.