Định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho công tác quản lý vận hành

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi ở công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi mê linh (Trang 95 - 105)

L ỢI

3.3.6. Định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho công tác quản lý vận hành

1. Phương pháp xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu cho công tác quản lý vận hành

* Nội dung xây dựng định mức

Vật tư bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị công trình thủy lợi gồm các loại vật tư, nguyên nhiên liệu chính như dầu nhờn, mỡ các loại, dầu thuỷ lực, giẻ lau, v.v. để bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị nhằm duy trì hoạt động bình thường của các loại máy móc và thiết bị theo trình quy phạm quản lý vận hành.

Định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị là mức hao phí về các loại vật tư, nguyên, nhiên liệu cần thiết để bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị theo các quy định bảo dưỡng vận hành.

Nội dung tiêu hao vật tư cho bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị công trình thủy lợi chủ yếu bao gồm:

- Tiêu hao vật tư cho bảo dưỡng vận hành máy bơm và động cơ. - Tiêu hao vật tư cho bảo dưỡng vận hành thiết bị đóng mở. * Phương pháp xây dựng định mức

Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu cho công tác vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị được tính như sau:

- Xây dựng định mức chi tiết tiêu hao vật tư nguyên vật liệu chính gồm Dầu nhờn, mỡ các loại, dầu Diezel, giẻ lau và sợi Amiăng để vận hành, bảo dưỡng máy bơm và động cơ máy bơm. Đơn vị tính định mức là hao phí nguyên vật liệu trên 1 giờ vận hành.Xác định thời gian vận hành thường xuyên để nhân với định mức tiêu hao vật tư cơ sở để có được định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu cho từng đơn vị máy bơm, trạm bơm và động cơ của từng xí nghiệp và của cả công ty.

- Xây dựng định mức sở (định mức chi tiết) tiêu hao vật tư gồm dầu nhờn; mỡ bôi trơn, dầu Diezel, giẻ lau bảo vệ các máy đóng mở cống trên hệ thống. Đơn vị tính định mức là hao phí nguyên vật liệu cho thời gian 1 năm vận hành. Thống kê số lượng công trình, thiết bị hiện có để nhân với định mức cơ sở được định mức tiêu hao vật tư nguyên liệu cho từng xí nghiệp và công ty trên cơ sở tính từ dưới lên.

- Định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu là khối lượng các loại vật tư để sử dụng cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị luôn trong tình trạng bình thường có khả năng chống chịu sự tác động của thiên nhiên một cách tốt nhất.

- Mức tiêu hao vật tư ngoài các loại vật tư chính trong báo cáo này được tính bằng 10% giá trị quy thành tiền của các loại vật tư chính.

Định mức hao phí vật tư nguyên vật liệu có thể xác định bằng 2 phương pháp thống kê kinh nghiệm và khảo sát thực tế.

- Phương pháp khảo sát thực tế: lựa chọn 1 đến 2 máy bơm và động cơ đại diện cho mỗi nhóm, tại hiện trường chạy kiểm nghiệm tối thiểu 1 ca làm việc 8 giờ trở lên. Sau khi kết thúc chạy kiểm nghiệm tiến hành đo đếm, tổng hợp mức hao phí các loại vật tư nguyên nhiên liệu và tính được định mức hao phí cho mỗi giờ chạy máy. Phương pháp này đã được thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước và đã tổng hợp thành tài liệu tham khảo của Viện phục vụ xây dựng định mức.

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: dựa vào số liệu thống kê sử dụng các loại vật tư, nguyên nhiên liệu từ 3-5 năm gần nhất, đồng thời thống kê số giờ vận hành bơm hàng năm, tính trung bình được định mức hao phí vật tư nguyên nhiên liệu cho mỗi giờ chạy máy.

- Tiêu hao vật tư cho các loại thiết bị khác ngoài động cơ và máy bơm như bơm chân không, pa lăng xích... được tính bằng 5% tiêu hao nguyên liệu của máy bơm và động cơ.

Trong hai phương pháp trên thống kê kinh nghiệm có thể nói là phương pháp tốt, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, phương pháp thống kê kinh nghiệm hiện có nhiều bất lợi bởi vì những lý do sau: i) Sự thống kê của các đơn vị thường không có hoặc các số liệu rời rạc, thiếu số liệu thống kê cho từng công trình, khảo sát thực tế công tác tra dầu, mỡ cho hệ thống ti van ổ khoá và công trình chưa đủ so với nhu cầu, nhiều ti van còn khô dầu...; ii) tiêu chuẩn, định mức cấp cho các đơn vị quản lý, đặc biệt là đơn vị cấp dưới cụm, trạm ở các công ty, xí nghiệp khác nhau có mức rất khác nhau; iii) Do nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý khai thác hạn chế nên nhiều đơn vị máy móc được cấp kinh phí không đúng với yêu cầu thực tế để vận hành bảo dưỡng theo quy trình, quy phạm hiện hành.

2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu cho công tác quản lý vận hành

Định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu được lập trong điều kiện hiện trạng máy móc thiết bị thực tế và điều kiện thời tiết bình thường (không có hạn, úng,...). Do đó đối với những năm có điều kiện thời tiết bình thường thì ta chỉ việc áp định mức đúng như kết quả định mức đã được tính toán.

Vào những năm có điều kiện thời tiết khắc nghiệt bất thường (úng, hạn,...), khi đó định mức tổng hợp tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu không còn phù hợp (vì định mức tổng hợp được xây dựng với chỉ tiêu vận hành ứng với năm có điều kiện thơi tiết bình thường), để vẫn có thể áp dụng kết quả định mức trong những năm có điều kiện thời tiết bất thường ta tính toán các bước như sau:

Bước 1: Xác định hệ số điều chỉnh định mức cho năm tính toán theo công thức sau: thuong binh thuong bat dchinh CTVH CTVH K . . = Trong đó:

- Kdchinh : hệ số điều chỉnh định mức trong những năm có điều kiện thời tiết bất thường;

- CTVHbat.thuong: tần suất vận hành của máy móc thiết bị trong năm có điều kiện thời tiết bất thường (đối với máy bơm và động cơ là số giờ chạy máy trên vụ hoặc năm. Đối với thiết bị đóng mở là số lần bảo dưỡng trên vụ hoặc năm);

- CTVHbinh.thuong: tần suất vận hành của máy móc thiết bị trong năm có điều kiện thời tiết bình thường (đã tính toán trong định mức tổng hợp).

Điều chỉnh định mức trong quá trình áp dụng

a)Khi có sự biến động về số lượng máy móc, thiết bị:

Nói chung định mức tiêu hao vật tư ít có sự biến động hàng năm trong quá trình áp dụng định mức. Tuy nhiên trên thực tế có thể có biến động về số lượng các loại MMTB (tăng lên, giảm đi), khi đó ta tính toán điều chỉnh định mức như sau:

- Xác định lại thực trạng số lượng máy móc, thiết bị theo từng loại: cũ, trung bình, mới sau khi có sự điều chỉnh số lượng máy móc, thiết bị.

- Cập nhật số liệu thực trạng máy móc thiết bị đã điều chỉnh trên vào công thức tính toán ĐMCS theo trung bình trọng số (với trọng số là các loại MMTB cũ, mới, trong bình đã được điều chỉnh theo thực tế) để tính ra định mức chi tiết điều chỉnh (ĐMCSđiều chỉnh)

Tính toán lại định mức tổng hợp khi có sự biến động về số lượng máy móc và thiết bị theo công thức sau:

(ĐMTHđiều chỉnh) = (ĐMCSđiều chỉnh * Chỉ tiêu vận hành)

b)Điều chỉnh định mức khi tỷ lệ kết cấu chất lượng máy móc và thiết bị thay đổi:

Trong quá trình áp dụng định mức, do thời gian làm cho chất lượng máy móc thiết bị ngày càng cũ đi (hết khấu hao), khi đó để áp dụng định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu đã lập ta tiến hành tính toán điều chỉnh định mức như sau:

- Thống kê, xác định lại số lượng, chất lượng từng loại máy móc thiết bị hiện tại (cách làm giống như khi xây đựng định mức)

- Công thức tính định mức chi tiết điều chỉnh như sau:

J moi J tb J cu J moi J moi i J tb J tb i J cu J cu i J i M M M M V M V M V V + + + + = − * − * − * Trong đó: - J i

V : định mức chi tiết tiêu hao loại vật tư i của loại máy j -

J cu i

V− : mức tiêu hao vật tư i trên 1 giờ chạy máy của nhóm máy cũ loại máy j -

J tb i

V− : mức tiêu hao vật tư i trên 1 giờ chạy máy của nhóm máy trung bình loại máy j

-

J moi i

V− : mức tiêu hao vật tư i trên 1 giờ chạy máy của nhóm máy mới loại máy j -

J cu

M : số máy chất lượng cũ của loại máy j (đã xác định lại) -

J tb

M : số lượng máy trung bình của loại máy j (đã xác định lại) -

J moi

M : số lượng máy mới của loại máy j (đã xác định lại)

Tính toán lại định mức tổng hợp khi có sự biến động về số lượng máy móc và thiết bị theo công thức sau:

+ Xác định định mức chi tiết điều chỉnh: (kg/1 giờ chạy máy) được xác định theo phương pháp đã trình bày ở trên.

+ Xác định chỉ tiêu vận hành:

Chỉ tiêu vận hành của máy bơm và động cơ là số giờ chạy máy thực tế trên vụ hoặc năm (giờ chạy máy/vụ hoặc giờ chạy máy/năm) và được xác định theo 1 trong 2 cách sau.

Cách 1: Xác định chỉ tiêu vận hành từ việc tính số giờ chạy máy trung bình năm từ số liệu ở sổ theo dõi vận hành của từng trạm bơm theo công thức sau:

N n T T n i i vh vh * 1 ∑ = − = Trong đó:

Tvh: chỉ tiêu vận hành cần tính toán (giờ/năm) Tvh-i : số giờ vận hành máy năm thứ i

N: tổng số bộ máy bơm và động cơ đang hoạt động của trạm bơm n: số năm tính toán (là số năm có số liệu trong sổ theo dõi vận hành)

Cách 2: Xác định chỉ tiêu vận hành của máy bơm và động cơ (số giờ vận hành trên vụ hoặc trên năm) từ nhu cầu tưới, tiêu được tính toán theo mô hình toán ở định mức tiêu thụ điện năng

3.3.7. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

1. Phương pháp xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

* Phương pháp thống kê

Dựa vào số liệu về chi phí quản lý doanh nghiệp đã thực hiện trong những năm gần đây để phân tích loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp phục vụ tính toán mức chi phí trung bình. Sau đó tính toán điều chỉnh định mức cho phù hợp với loại hình công trình quản lý khai thác trên từng địa bàn hoạt động khác nhau. Phương pháp này thích hợp với những công việc có tính chu kỳ lặp đi lặp lại nhưng ít biến đổi theo không gian và thời gian. Còn những công việc có sự biến đổi lớn thì phương pháp này không phù hợp.

* Phương pháp phân tích tính toán

Thiết kế mô hình tính toán căn cứ vào chế độ chính sách của nhà nước trong hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cũng như các quy định về chế độ chính sách đối với doanh nghiệp nói chung để xác định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ đó xác lập được mô hình chi phí (có thể có nhiều phương pháp lập mô hình). Do vậy, có nhiều sự lựa chọn cho một định mức cụ thể. Phương pháp này phù hợp với những công việc mới áp dụng lần đầu hoặc những công việc có sự thay đổi lớn giữa các chu kỳ.

* Phương pháp kết hợp

Phương pháp kết hợp là phương pháp áp dụng cả 2 phương pháp trên để tính toán nhằm lựa chọn mức chi phí hợp lý. Trên thực tế hiện nay việc tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp phải căn cứ vào cả 2 phương pháp trên.

Từ 3 phương pháp nêu trên đây nhóm xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp thấy rằng khoản mục chi phí này chủ yếu phải dựa vào các chế độ chính sách của nhà nước để xây dựng. Tuy nhiên cho tới nay các chế độ chi tiêu cho quản lý doanh nghiệp đang dần được hoàn thiện và nhà nước đã ban hành hành quy chế và mức chi tiêu cụ thể như chi công tác phí, chi phí hội họp, chi phí bảo hiểm xe cơ giới… Tuy vậy vẫn còn rất nhiều khoản mục trong thực tế có phát sinh mà các chế độ chi tiêu và mức chi chưa được nhà nước ban hành. Đối với các khoản chi phí không có định mức hoặc chế độ quy định thì căn cứ vào số liệu thực tế bình quân nhiều năm có hiệu chỉnh để tính toán (Ví dụ: quy định tại điểm đ/điều 23 của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/02/2009 về quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã thì chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh).

Như vậy, từ điều kiện thực tế hoạt động của công ty và các chế độ chính sách hiện hành phục vụ tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp, chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp trong mục tính toán định mức này.

2. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức chi phí quản lý

Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán với bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với tình hình quản lý khai thác và chiết tính đơn giá các khoản mục chi phí tại thời điểm năm tính toán. Hàng năm doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chi phí quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp với tình hình quản lý sản xuất của đơn vị. Chi phí quản lý doanh nghiệp điều chỉnh bằng tỷ lệ phần trăm được quy định nhân với tổng quỹ lương kế hoạch hoặc tổng chi phí sản xuất cho hoạt động công ích hoặc tổng diện tích tưới tiêu của năm thực tế.

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh ở đơn vị mà doanh nghiệp lựa chọn chỉ tiêu định mức tổng hợp cho phù hợp với điều kiện thực tế. Chi phí quản lý doanh nghiệp điều chỉnh bằng tỷ lệ phần trăm được phê duyệt nhân với giá trị so sánh của năm tính toán.

Nếu tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo tổng quỹ lương kế hoạch sẽ có tính ổn định cao. Vì khi tiền lương cơ bản của Nhà nước tăng lên thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên theo tỷ lệ.

Nếu tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo tổng chi phí sản xuất có ưu điểm là khi giá cả thị trường biến động thì khoản chi này vẫn được đảm bảo.

Nếu tính chi phí quản lý doanh nghiệp theo tổng diện tích tưới, tiêu sẽ khuyến khích được việc tăng diện tích phục vụ. Nhưng chỉ tiêu này thích hợp khi giá cả thị trường ít biến động và ở những vùng có điện kiện để khuyến khích việc tăng diện tích tưới, tiêu.

Mỗi loại giá trị so sánh có những ưu, nhược điểm riêng, nhưng tại mỗi doanh nghiệp chỉ chọn một giá trị sao cho phù hợp với mình nhất

Kết luận chương 3

Xây dựng và áp dụng định mức KTKT là một giải pháp đã được các cấp quản lý ngành cũng như các đơn vị trực tiếp quản lý sản xuất đánh giá cao tiến tới đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của dịch vụ tưới tiêu. Để tăng cường công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT ở các đơn vị quản lý khai thác CTTL

Đối với Công ty Tiến hành rà soát, kiểm tra hệ thống định mức KTKT hiện có đề nghị cấp thẩm quyền xem xét bổ sung điều chỉnh. Từng bước tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động quản lý vận hành duy tu bảo dưỡng trên cơ sở hệ thống định mức đã được duyệt, thực hiện sắp xếp lại tổ chức, lao động và các nguồn lực sản xuất theo định mức. Thực hiện cơ chế khoán nội dung, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động nhằm gắn trách nhiệm và quyền lợi của nhóm và người lao động.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi ở công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi mê linh (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)