L ỢI
3.3. xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng định
3.3.1.Định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm.
1. Phương pháp xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm.
a, Phương pháp xây dựng
Để xây dựng định mức lao động có nhiều phương pháp khác nhau. Trong báo cáo này sử dụng 3 phương pháp chính là: Phương pháp phân tích tính toán; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh nội suy, cụ thể là:
Phương pháp phân tích tính toán.
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp khảo sát thực trạng các công việc cụ thể và tiến hành đo đạc thời gian của từng thao tác để tiến hành tính toán kết quả định mức lao động cho từng nguyên công công việc và cuối cùng là tổng hợp định mức cho toàn công tác.
Nội dung chính của phương pháp này gồm các bước sau:
Chia quá trình làm việc ra từng công đoạn để nghiên cứu và tiến hành đo đạc hao phí lao động, sau đó căn cứ vào kết quả khảo sát loại bỏ các yếu tố thời gian ngừng việc và thời gian lãng phí (thời gian không định mức) từ đó xác định thời gian công nghệ cho các thao tác chính.
Khảo sát hiện trường bằng cách xem xét đo đạc thực tế thời gian tiêu hao bằng các phương pháp chụp ảnh, bấm giờ các công việc có thể tiến hành đo đạc như vận hành các công trình, quan trắc, bảo dưỡng công trình sau đó trên cơ sở kết quả đo đạc này sẽ tiến hành phân tích các yếu tố thời gian và lựa chọn thời gian tác nghiệp hợp lý, loại bỏ thời gian ngừng việc bất hợp lý và thời gian lãng phí.
Dựa vào kết quả đo đạc thực tế và các biện pháp tổ chức sản xuất để tính thời gian làm việc cho từng thao tác trong các công đoạn sản xuất, nguyên công công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Dựa vào quy trình công nghệ và chế độ vận hành của công trình để tính thời gian lao động cho từng công đoạn và trên cơ sở đó xác định lao động tổng hợp cho từng đơn vị.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp này sẽ được áp dụng trong tính toán định mức lao động cho công tác quản lý vận hành công trình thuỷ lợi khi số liệu thống kê đầy đủ và công tác tổ chức và quản lý lao động trong các doanh nghiệp tương đối hoàn thiện.
Phương pháp so sánh nội suy
Phương pháp này được áp dụng để tính hao phí lao động cho các công việc có tính chất tương tự như các công việc đã có định mức.
Với 3 phương pháp nêu trên, trong điều kiện tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp thuỷ nông, nhóm đề tài chúng tôi chọn phương pháp phân tích tính toán có kết hợp với thống kê thực tế là phương pháp chủ yếu để áp dụng xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm.
Tính toán định mức lao động tổng hợp cho các đơn vị và toàn Công ty Phương pháp tính toán
Việc tính toán định mức lao động tổng hợp phải căn cứ vào quy trình vận hành của các công trình trong hệ thống và căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
Mức lao động tổng hợp được tính theo công thức: Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó:
+ Tsp Là mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (giờ, công- người/sản phẩm), được tính bằng tổng thời gian lao động thực hiện các nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm trong điều kiện kỹ thuật, tổ chức xác định. Định mức lao đông theo sản phẩm bao gồm:
+ Tcn: Là định mức lao động công nghệ mà người lao động bỏ ra để trực tiếp vận hành khai thác công trình thuỷ lợi (quản lý vận hành trạm bơm, cống đầu mối, hồ đập, kênh và công trình trên kênh và quản lý tưới mặt ruộng). Tcn Là tổng
thời gian của công nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình chia cho diện tích phục vụ quy đổi (đơn vị tính là công/ha, tính cho 1 năm).
+ Tpv: Là định mức lao động phục vụ và phụ trợ được tính bằng tổng thời gian thực hiện các nguyên công phụ trợ, phục vụ sản xuất từ thời gian phục vụ phụ trợ theo định biện hoặc tính theo tỷ lệ % so với Tcn. Tại phương án tính định mức này chính là tổng thời gian của công nhân viên phục vụ và phụ trợ tính theo định biên chia cho diện tích phục vụ quy đổi, (đơn vị tính là công/ha, tính cho 1 năm).
+ Tql: Mức lao động quản lý, được tính bằng tổng thời gian lao động quản lý sản xuất hoặc tính theo tỷ lệ % so với Tcn. Tại phương án tính định mức của đơn vị chính là tổng thời gian của công nhân viên quản lý được tính theo tỷ lệ % so với lao động công nghệ và lao động phục vụ, phụ trợ theo khung quy định của Bộ NN&PTNT, (đơn vị tính là công/ha, tính cho 1 năm).
Từ kết quả tính toán của từng nguyên công công nghệ đã nêu trên đây và căn cứ vào mô hình tổ chức quản lý của các xí nghiệp và của toàn công ty sẽ tính được định mức lao động tổng hợp riêng cho từng công trình tại từng Xí nghiệp và tổng hợp cho toàn Công ty.
*Tính đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm
Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm xác định trong trường hợp tính định mức lao động theo công thức sau đây:
Vđg = Vcông x Tsp Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm (đồng/ 1 đơn vị sản phẩm). Trong định mức này đơn giá tiền lương là đồng/ha quy đổi.
Vcông: Tiền lương công để tính toán đơn giá tiền lương, được tính bằng tiền lương tháng bình quân kế hoạch (trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định, mức lương tối thiểu của công ty, chênh lệch tiền lương cán bộ chuyên trách đoàn thể, và tiền lương khi làm việc vào ban đêm chia cho 26 ngày công trên tháng.
Tsp: Định mức lao động tổng hợp tính cho 1 đơn vị sản phẩm (công/ha) đã được tính toán xác định tại phần tính toán định mức lao động.
Cấp bậc công việc:
Cấp bậc công việc tính theo bình quân cho từng đơn vị trong đó lãnh đạo công ty lấy công ty hạng III(Theo Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT/BLĐTBXH- BTC phụ lục 1 số thứ tự 16. Công ty Thủy nông).
Cán bộ thừa hành chuyên môn nghiệp vụ lấy theo quy định của Nhà nước, áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương ban hành kèm theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ
Để tính hệ số lương bình quân của từng Xí nghiệp phải căn cứ vào số lao động gián tiếp, lao động phục vụ và phụ trợ, lao động quản lý vận hành trạm bơm và công nhân thuỷ nông để tính bình quân gia quyền cho từng Xí nghiệp và Công ty (theo các thang lương bảng lương tại Nghị Định 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ).
Tính phụ cấp:
Các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương bao gồm phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đảng đoàn, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp làm đêm tính bình quân cho từng Xí nghiệp trên cơ sở thực tế cụ thể như sau.
Phụ cấp chức vụ (trưởng phó phòng và các vị trí tương đương) tính toán theo quy định của nhà nước tại bảng phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó phòng tại các công ty nhà nước; phụ cấp cấp uỷ đảng căn cứ vào hướng dẫn số 36- HD/BTCTW ngày 27/01/2005 và quyết định số 169/QĐ/TW ngày 24/06/2008;
Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh như thủ qũy, bảo vệ… tính theo quy định hiện hành.
Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm được tính theo quy định của nhà nước tại thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động thương binh xã hội bàng 30% tiền lương làm việc ban ngày cho những ca trực đêm Để tính được tiền lương này các đơn vị trong công ty phải căn cứ vào đặc thù của hệ thống công trình do đơn vị mình phục vụ và yêu cầu của công tác trực bảo vệ trực vận hành để tính toán.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm tính theo quy định của Nhà nước cho công ty đóng trên địa bàn thành phố Hà nội;
Phụ cấp lưu động cho công nhân thuỷ nông cũng tính theo văn bản quy định áp dụng cho công ty.
Như vậy đơn giá tiền lương tính trong trường hợp tại Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Mê Linh và các đơn vị trực thuộc là đơn giá theo công lao động:
26 ) ( * ) (cong LTT Hcb Hcv Htn Hcd Hdh Hld Vdg = + + + + + Trong đó:
Vđg(công): Đơn giá tiền lương theo công (đồng/công) LTT: Lương tối thiểu tính theo vùng (đồng/tháng) Hcb: Hệ số lương cơ bản.
Hcv: Hệ số phụ cấp chức vụ theo quy định. Htn: Phụ cấp trách nhiệm theo quy định. Hcd: Phụ cấp làm thêm vào ca đêm. Hđh: Phụ cấp độc hại nguy hiểm HLđ: Phụ cấp lưu động
Từ kết quả tính định mức lao động tổng hợp Tsp (công/ha) và đơn giá tiền lương ngày công của từng đơn vị tương ứng sẽ tính được đơn giá tiền lương của từng xí nghiệp và của toàn công ty. Định mức lao động tổng hợp và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm của các đơn vị và của Công ty được tính theo diện tích phục vụ quy đổi về diện tích lúa.
Phương pháp quy đổi các loại diện tích về diện tích tưới lúa:
Căn cứ vào mức tưới cho lúa và các loại cây trồng khác như mạ, rau màu, thủy sản,… của từng vụ để tính toán hệ số quy đổi diện tích theo diện tích lúa theo công thức sau: lúa i i W W HS = Trong đó:
HSi: Là hệ số quy đổi diện tích loại cây trồng i theo diện tích lúa. Wi: Là mức tưới cho cây trồng i, cho thủy sản theo các vụ.
W lúa: Là mức tưới cho lúa theo các vụ.
Ngoài ra còn được điều chỉnh phụ thuộc vào thời gian mùa vụ. Ghi chú:
Hệ số quy đổi của Rau màu các vụ có tính đến yếu tố thời gian canh tác; Đối với các loại cây trồng khác như Dược liệu, cây ăn quả,… áp dụng bằng rau màu;
Đối với diện tích thủy sản nếu thời vụ thủy sản là cả năm (vụ xuân và vụ mùa) thì hệ số quy đổi bằng tổng hệ số quy đổi theo các vụ như tính toán ở bảng trên.
Đối với rau, hoa chuyên canh khác áp dụng hệ số qui đổi bằng 1(bằng tưới lúa)
Hệ số quy đổi trên tính với điều kiện tưới tiêu chủ động theo hiện trạng của công ty chủ yếu bằng biện pháp động lực.
Trong quá trình thực tiễn nảy sinh các vấn đề khác cần xem xét tới hệ số quy đổi theo hình thức tưới tiêu. Căn cứ vào hình thức tưới tiêu để xác định diện tích trước quy đổi phải nhân thêm các hệ số như sau:
*Tính toán quỹ tiền lương kế hoạch
Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương được tính căn cứ vào đơn giá tiền lương theo diện tích phục vụ quy đổi theo kế hoạch.
Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 chỉ mới tính tiền lương theo hệ số lương cơ bản và các khoản phụ cấp được nêu trên đây. Như vậy trong quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương chưa bao gồm quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ.
Tính toán quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ bao gồm các khoản sau: Vpc: Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương như: phụ cấp thợ lặn, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nươc được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Vbs: Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng theo quy định của Bộ Luật Lao động gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, áp dụng đối với các công ty xây dựng đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến.
Theo các quy định tại thông tư này các đơn vị khi xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch thì ngoài quỹ tiền lương theo đơn giá tiền còn cần phải tính toán quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ này. Phương pháp tính toán xây dựng căn cứ vào Thông tư 07/2005/TT- BLĐTBXH.
Căn cứ vào số liệu thực tế nhiều năm của công ty và các đơn vị thành viên để tính toán quỹ tiền lương bổ sung:
Tiền lương tính cho những ngày nghỉ lễ tết tính bình quân 9 ngày/người/năm Tiền lương nghỉ phép năm tính bình quân 12 ngày/người/năm
Tiền lương nghỉ việc riêng được tính theo chế độ tính 3 ngày/người/năm Tính toán tổng quỹ tiền lương kế hoạch (quỹ tiền lương theo đơn giá và quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ)
Tổng quỹ tiền lương kế hoạch bao gồm quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá và quỹ tiền lương kế hoạch bổ sung.
Áp dụng phương pháp và các nội dung tính toán định mức lao động và đơn giá tiền lương đã được trình bày ở trên, tiến hành tính toán và xác định được các chỉ tiêu định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở thông qua định mức lao động để xác định số lao động của các Công ty, sau đó căn cứ vào các chế độ chính sách của Nhà nước và của Thành phố để tính toán đơn giá tiền lương.
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện định mức lao động a) Về phân loại công trình
-Nhóm kênh đề nghị phân theo diện tích phụ trách tưới, tiêu; kênh gia cố và kênh đất, không nên phân theo chiều rộng đáy kênh (vì chiều rộng đáy kênh biến đổi theo chiều dài của từng kênh).
-Xác định mức hao phí lao động cho phù hợp đối với các công trình thuỷ lợi nằm trong vùng thuỷ triều đối với nhóm công trình cống, kênh và công trình trên kênh (vì phụ thuộc vào thời gian mực nước lên xuống của từng con triều, thường nước thuỷ triều lên xuống vào ban đêm).
-Xác định mức hao phí lao động khi di chuyển từ công trình A đến vận hành công trình B (vì các công trình nằm rải rác, phân tán và cách nhau từ km đến km) đối với các nhóm công trình.
-Hướng dẫn tính toán xác định bậc thợ bình quân để vận hành theo nhóm công trình và theo từng công đoạn.
-Hướng dẫn xác định bậc thợ bình quân và mức hao phí lao động để vận hành nhóm công trình cống, công trình trên kênh có thiết bị đóng mở bằng thủ công kết hợp điện khí hoá hoặc tự động hoá.
-Xây dựng định mức lao động trên đơn vị sản phẩm, đề nghị đưa ra hệ số quy đổi để địa phương tiện tham khảo, áp dụng. Ví dụ:
+ Diện tích tưới, tiêu chủ động một phần của lúa: hệ số quy đổi bằng 0.6 của lúa;
+ Diện tích tưới, tiêu tạo nguồn của lúa: hệ số quy đổi bằng 0.5 của lúa
+ Diện tích tưới, tiêu của rau, màu, cây công nghiệp: hệ số quy đổi bằng 0.4 của lúa;
Bước 2: Xây dựng định mức lao động chi tiết:
Phân chia quá trình lao động: Công đoạn 3; Quản lý nước tại mặt ruộng đề nghị sửa thành Quản lý công tác tưới tiêu bao gồm công tác nắm diện tích tưới tiêu, loại cây trồng, lập kế hoạch phân phối nước, ký kết hợp đồng dùng nước và nghiệm thu kết quả tưới tiêu, thu thuỷ lợi phí và tiền nước đối với các đối tượng phải thu, phù hợp với công tác phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi và không bị hiểu nhầm sang công tác quản lý nội đồng.
Thực tế công tác quản lý các công đoạn trên hệ thống quản lý được phân theo xí nghiệp, cụm, tổ trạm bơm và tổ thuỷ nông. Do vậy cần phải xét đến công tác bố trí công nhân vận hành các công trình nhỏ, cục bộ thực tế công nhân trực theo ca
nên không thể tính theo định mức chi tiết để bố trí số công nhân là dưới 1;2 công nhân được.
Xây dựng định mức lao động chi tiết theo nhóm công việc chính trong từng