L ỢI
3.3.2. Định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ
1. Phương pháp xây dựng định mức chi phí sửa chữa thường xuyên
Trong nghiên cứu tính toán xây dựng định mức thường sử dụng ba phương pháp cơ bản là phương pháp thống kê - phân tích, phương pháp tính toán khảo sát thực tế, phương pháp so sánh tổng hợp tham khảo định mức chi tiết đã xây dựng cho các tỉnh khác.
+ Phương pháp thống kê - phân tích
Phân tích tính toán xác định các mức hao phí trên cơ sở số liệu thống kê thực tế sửa chữa thường xuyên cho từng nhóm tài sản cố định như: máy móc thiết bị, nạo vét kênh mương tưới - tiêu, cửa cống dưới đê, cống nội đồng, nhà xưởng… của từng Công ty từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng công tác theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện.
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán từ các công trình tương tự đã áp dụng cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phương pháp tính toán khảo sát thực tế
Trên cơ sở kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm hao phí vật tư, nguyên liệu và nhân công trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi
công của công trình cho công tác sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, kết hợp các quy trình quy phạm hiện hành về công tác sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, tham khảo định mức sử dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố và các điều kiện đặc thù của Công ty, tiến hành phân tích xác định các mức hao phí cụ thể.
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp
Phương pháp so sánh (gồm có so sánh gia giảm và so sánh nội suy) là phương pháp vận dụng, áp dụng đối chiếu với định mức của các loại công việc mà có nội dung thành phần và điều kiện tương tự. Trên cơ sở đó dựa vào kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và thực tế điều chỉnh cho phù hợp với đặc tính, đặc điểm công việc để tính toán xây dựng; lựa chọn ra kết quả có thể áp dụng cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi Thành Phố Hà Nội với mức chính xác chấp nhận được.
* Tính toán xây dựng định mức + Tính toán định mức cơ sở
+ Chi phí sản xuất thực tế và xác định chi phí hợp lý hợp lệ
Chi phí sửa chữa thường xuyên thực tế là số liệu để đánh giá tình hình chi cho SCTX hàng năm. Tuy nhiên, khi chưa có chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí các công ty lấy thu bù chi nên thường ưu tiên chi cho lao động, nhân công do đó chi phí SCTX thực tế thường thấp so với yêu cầu.
Chi phí hợp lý hợp lệ là giá trị cần để xây dựng định mức theo khái niệm định mức chi phí SCTX.
(*) Xác định chi phí hợp lý hợp lệ như sau:
- Theo thông tư 11 /2009/TT-BTC ngày 21tháng 1năm 2009 về hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, quy định tại khoản 4.2.1.
- Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của UBND thành phố Hà nội (để có chung mặt bằng so với 3 công ty khác của thành phố hà nội đã ban hành
định mức là sông nhuệ, sông tích và sông đáy), tổng chi phí cho hoạt động tưới tiêu của công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi Mê Linh là 14.720 triệu đồng trừ đi các khoản sau:
+ Trả kinh phí do miễn thuỷ lợi phí của HTX,
+ Nạo vét, sửa chữa, cải tạo công trình chống úng chi từ kinh phí sự nghiệp kinh tế,
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi. *Tính chi phí SCTX máy bơm và động cơ
Chi phí sửa chữa thường xuyên máy bơm và động cơ được tính trên những cơ sở sau:
- Định vật tư nguyên liệu phục vụ sửa chữa máy bơm và động cơ hiện có xác định được chi phí vật tư và nhân công sửa chữa thường xuyên 1 đơn vị máy bơm và động cơ dựa vào:
+ Giá vật tư thiết bị: Căn cứ vào giá vật tư, thiết bị hiện hành tại thông báo giá năm 2009 (vẫn áp dụng cho Mê linh để có mặt bằng với 3 công ty đã công bố ĐM năm 2010) của liên sở Tài chính - Xây dựng Thành Phố Hà Nội.
+ Đơn giá nhân công cho công nhân sửa chữa cơ khí: Hệ số lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, mức lương tối thiểu quy định theo các vùng (Đối với vùng Mê Linh thuộc vùng II mức lương tối thiểu 740.000đ/tháng
+ Các loại phụ cấp được hưởng bao gồm: i) 16% trên lương cấp bậc trong đó một số khoản lương phụ 12%, một số khoản chi phí khoán trực tiếp 4%); và ii) phụ cấp lưu động 20% trên lương tối thiểu.
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện định mức sửa chữa thường xuyên TSCD
- Việc phân nhóm kênh, ngoài các cơ sở để phân nhóm như dự thảo nên căn cứ thêm lưu lượng thiết kế của kênh.
- Đề xuất thêm mục: Kiên cố các đoạn kênh: Xung yếu, thường xuyên bị sạt lở, trước và sau công trình trên kênh, mà quy mô chưa đến mức phải lập “ Dự án” đưa vào danh mục sửa chữa lớn;
- Sửa chữa, cải tạo các đoạn kênh xây, kênh bê tông hư hỏng cục bộ.
Bước 4: Tính định mức chi phí SCTX tài sản cố định: Đề xuất tính theo tỷ lệ % giá trị tài sản cố định, hoặc chi phí tưới tiêu năm kế hoạch, để xác định giá trị khi giao kế hoạch đặt hàng…
- Quy trình và phương pháp xây dựng định mức chi phí SCTX tài sản cố định đề nghị bổ sung, sửa đổi một số điểm sau:
+ “Nhóm tài sản cố định là máy móc thiết bị…” sửa thành “Sửa chữa thường xuyên nhóm tài sản cố định là máy móc thiết bị …”
+ “ Nhóm tài sản cố định là công trình, kênh mương: là sửa chữa thường xuyên công trình, kênh mương như: bồi trúc mái đập, bờ kênh, nạo vét cửa khẩu công trình, kênh mương theo các thông số kỹ thuật đã duyệt;…” sửa thành “ Sửa chữa thường xuyên nhóm tài sản cố định là công trình, kênh mương: là sửa chữa thường xuyên công trình, kênh mương như: bồi trúc mái đập, bờ kênh, phát dọn cỏ mái đập, bờ kênh, lòng kênh, nạo vét cửa khẩu công trình, kênh mương theo các thông số kĩ thuật đã được duyệt;…”
Cần có thêm nội dung Quản lý bảo vệ vùng lòng hồ, bảo vệ vùng lòng hồ, bảo vệ rừng chống suy thoái và bảo vệ nguồn nước; đồng thời công đoạn 1 cần chèn thêm: …vận hành bảo vệ công trình đầu mối…và đề nghị xem xét có hướng dẫn và định mức chung cho sửa chữa lớn công trình thế nào?
Đề nghị thêm phần thay thế ván phai và cấp mới ván phai cho các đập dâng. Cần chèn thêm các cụm từ sau: “…bồi lấp nhưng chưa ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của công trình bổ sung hoàn thiện các hạng mục công trình trên kênh. Sửa chữa thường xuyên là công việc phải làm ngay để đảm bảo công trình hoạt động bình thường và kịp thời phục vụ thời vụ sản xuất, không ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, không dẫn đến hư hỏng lớn công trình hay ảnh hưởng đến thời vụ hàng năm.
Cần chèn thêm: Nhóm tài sản cố định là: …nhà xưởng, trụ sở làm việc, tường rào trụ sở, tường rào bảo vệ công trình đầu mối: Sửa chữa thường xuyên nhà, xưởng…
- Bước 1 bổ sung thêm đánh giá hiện trạng công trình: Năm xây dựng tình trạng xuống cấp và hiệu suất thực tế công trình.
- Bước 2 bổ sung thêm: Căn cứ vào hiện trạng thực tế của từng loại công trình, từng loại tài sản cố định để xây đựng định mức chi tiết sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
- Trong thực tế quản lý công trình sử dụng thời gian càng lâu thì yêu cầu sửa chữa càng lớn. Do vậy trong cách tính chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thường chia cho một hệ số hiệu suất của công trình: K = Công suất thực tế/ Công suất thiết kế.
+ Điều chỉnh, bổ sung đối với định mức đã áp dụng nhưng không còn phù hợp với điều kiện thực tế
Sau thời gian áp dụng định mức, nếu có những thay đổi lớn (tăng, giảm) về số lượng công trình mà đơn vị quản lý hoặc sau thời gian áp dụng xét thấy nhiều chỉ tiêu định mức không phù hợp thì cần bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế quản lý khai thác hệ thống công trình của đơn vị.
+ Điều chỉnh, bổ sung định mức chi phí SCTX tổng hợp
Định mức chi phí SCTX TSCĐ được tính toán cho một năm dựa trên hiện trạng công trình tại thời điểm xây dựng định mức. Hàng năm đơn giá trong các khoản mục chi phí SCTX TSCĐ có sự biến động hoặc nguyên giá TSCĐ hay tổng chi phí sản xuất có sự thay đổi (tăng, giảm) so với năm xác lập định mức. Doanh nghiệp có thể lựa chọn (hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định) áp dụng phương pháp tính tổng chi phí SCTX của doanh nghiệp theo một trong các phương pháp sau:
- Tính toán điều chỉnh theo nguyên giá TSCĐ:
Hàng năm khi giá trị TSCĐ tăng hoặc giảm thì căn cứ vào định mức để làm cơ sở giao kế hoạch và thanh quyết toán các chi phí SCTX cho phù hợp. Căn cứ vào
nguyên giá TSCĐ tại thời điểm 31/12 hàng năm (tăng, giảm), thì chi phí SCTX được tính bằng tỷ lệ % định mức nhân với nguyên giá TSCĐ được duyệt của công ty.
- Tính toán điều chỉnh theo tổng chi phí sản xuất:
Nếu tính theo % tổng chi phí thì thì chi phí SCTX được tính bằng tỷ lệ % định mức nhân với tổng chi phí sản xuất cho hoạt động công ích được duyệt của công ty.
- Tính toán điều chỉnh theo phương pháp trượt giá
Giá vật liệu có sự biến động lớn thì căn cứ vào giá vật liệu thông báo của tỉnh tại thời điểm tính toán để tính trượt giá.
Đơn giá nhân công, máy thi công đưa vào tính tổng giá trị chi phí SCTX tính tại thời điểm 31/12 hàng năm. Khi Nhà nước có sự thay đổi chế độ tiền lương (tăng mức lương tối thiểu hoặc thay đổi khác) so với thời điểm tính toán thì căn cứ vào hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình của Bộ Xây dựng (Sở xây dựng) để tính toán điều chỉnh giá trị nhân công, máy thi công cho phù hợp.
Cụ thể như sau:
+ Chi phí vật liệu (VL): Lấy tổng chi phí SCTX nhân với tỷ trọng vật liệu nhân với hệ số trượt giá vật liệu.
+ Chi phí nhân công (NC): Lấy tổng chi phí SCTX nhân với tỷ trọng nhân công nhân với hệ số trượt giá nhân công.
+ Chi phí máy thi công (M): Lấy tổng chi phí SCTX nhân với tỷ trọng máy thi công nhân với hệ số trượt giá máy thi công.