- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI OCB – TÂY ĐÔ TRONG THỜI GIAN TỚ
3.3.2 Nâng cao công tác cho vay
Ngân hàng cần củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo tính cân đối và hiệu quả trong tín dụng ngắn hạn, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Để hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng và ngày càng nâng cao công tác cho vay ngắn hạn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung thì Ngân hàng nên xây dựng chính sách cho vay phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Cụ thể như sau:
- Mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, xác định mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề.
- Cần mở rộng cho vay các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng đặc biệt là cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên vì đây là đối tượng khách hàng có uy tín trong xã hội, có nguồn thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng cao.
- Tiến hành phân loại khách hàng, chọn lọc những khách hàng có tài chính lành mạnh, trả nợ đầy đủ, đúng hạn để áp dụng các chính sách ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng, tạm ngưng cho vay và xử lí kịp thời đối với những khách hàng thua lỗ, không có thiện chí hợp tác.
- Hướng dẫn chính sách và thủ tục có liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng phải xác định được nguyên tắc định lãi suất áp dụng đối với từng loại khách hàng, phù hợp với qui mô của món vay, khoản vay và phương pháp tính lãi tương ứng.
- Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức trả nợ của khách hàng. Có thể đánh giá khách hàng dựa vào một số chỉ tiêu như tình hình tài chính của khách hàng, tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, tính khả thi của dự án.
- Trực tiếp làm việc với khách hàng, hướng dẫn rõ ràng các thủ tục cũng như các chính sách cho vay của Ngân hàng nhằm hạn chế tối đa sự tham gia của các trung gian tài chính.
- Nghiêm túc kiểm tra quá trình trước khi cho vay nhằm tránh tình trạng hồ sơ của khách hàng tuy hoàn toàn hợp lí và đầy đủ nhưng chưa phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng vì tâm lí tạo uy tín và bảo mật thông tin của khách hàng. Đồng thời theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng một cách sát sao để có biện pháp xử lí kịp thời khi tình huống xấu xảy ra.
- Nêu rõ các dấu hiệu mà một khoản vay có thể không được hoàn trả đúng hạn và các biện pháp giải quyết cụ thể.
- Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có uy tín trong vay nợ, phương án sản suất kinh doanh có tính khả thi cao như: lãi suất, thời hạn cho vay…hoặc những hình thức ưu đãi mà Ngân hàng thấy phù hợp với khách hàng của mình.
- Xác định khu vực kinh doanh của mình để đầu tư vốn có kết quả cao và an toàn. Tuy nhiên, tránh tình trạng quá tập trung vào một số ít khách hàng mà phải phân tán thành nhiều mảng nhỏ.
- Bảo hiểm tín dụng nhằm san sẻ rủi ro cho công ty bảo hiểm như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay…