Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu hân tích hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô giai đoạn 2009 - 2011 (2009-2011) (Trang 52 - 54)

- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức

b) Tổ chức kinh tế:

2.5.1.1 Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 11: Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế từ 2009 – 2011

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông-lâm-ngư nghiệp 1.516 1.136 10.739 (380) (25,07) 9.603 845,33 Công thương nghiệp 5.127 3.194 12.037 (1.933) (37,70) 8.843 276,86 Xây dựng 624 463 1.203 (161) (25,80) 740 159,83 Hoạt động phục vụ

CN & CĐ 6.105 7.416 27.974 1.311 21,47 20.558 277,21 Tổng cộng 13.372 12.209 51.953 (1.163) (8,70) 39.744 325,38

(Nguồn: phòng kế toán ngân hàng OCB chi nhánh Tây Đô

Trong quan hệ vay vốn, việc khách hàng chậm trả nợ dẫn đến gia hạn, không trả được nợ là điều khó tránh khỏi và thường xuất phát từ yếu tố khách quan, song cũng có trường hợp lại xuất phát từ yếu tố chủ quan của chính người vay vốn. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích từng đối tượng theo ngành kinh tế:

a) Nông lâm ngư nghiệp:

Nhìn chung thì tình hình nợ quá hạn của ngành chiếm tỷ lệ tương đối cao trong ngành kinh tế. Năm 2009 nợ quá hạn là 1.516 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,34%, năm 2010 thì tình hình nợ quá hạn của ngành này là 1.136 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,30% và giảm 25,07% so với năm 2009, tức là giảm đi 380 triệu đồng. Đến năm 2011 thì tình hình nợ quá hạn của ngành này giảm tăng cao và đạt 10.739 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 20,67%, tăng cao hơn năm 2010 là 9.603 triệu đồng với tỷ lệ gia tăng là 845,33%. Với tỷ lệ gia tăng như thế thì chứng tỏ rằng công tác thu hồi nợ của ngân hàng còn nhiều yếu kém, mặc khác do tình hình kinh tế bất ổn, làm ăn thua lỗ dẫn đến việc nợ quá hạn tăng cao.

b) Công thương nghiệp:

Năm 2009 tình hình nợ quá hạn của ngành này là 5.127 triệu đồng, năm 2010 thì nợ quá hạn là 3.194 triệu đồng giảm 37,70% so với năm trước. Đến năm 2011 do kinh tế khó khăn, kết quả kinh doanh của ngành sụt giảm dẫn đến nợ quá hạn tăng cao so với năm 2010, cụ thể là nợ quá hạn của ngành là 12.037 triệu đồng, tăng 276,86% so với năm 2010.

c) Xây dựng:

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ quá hạn của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và không vượt quá 5,00% qua các năm.Tình hình nợ xấu của ngành này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2006 tình hình nợ quá hạn của ngành này là 624 triệu đồng, năm 2010 thì con số này giảm xuống còn 463 triệu đồng, giảm 25,80% so với năm trước đó. Sang năm 2011 nợ quá hạn của ngành là 1.203 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 159,83%.

Mặc dù nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tình hình năm 2011 con số này tăng cao, đây là vấn đề cần báo động đối với Ngân hàng và cần có giải pháp thu hồi triệt để các khoản nợ quá hạn trên

d) Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng:

Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong mọi hoạt động của Ngân hàng và trong phần nợ quá hạn này cũng không ngoại lệ, tỷ trong lần lươt qua các năm là: 45,66% của năm 2009, năm 2010 là 60,74%, và con số 53,84% là của năm 2011. Qua bảng số liệu ta thấy rằng trong ba năm qua nợ quá hạn của Ngân hàng trong lĩnh vực này liên tục tăng. Cụ thể; năm 2009 là 6.105 triệu đồng, sang năm 2010 là 7.416 triệu đồng tăng 21,47%. Đến năm 2011 thì con số này tăng rất cao. Từ 7.416 triệu đồng của năm 2010 lên 27.974 triệu đồng, tăng 277,21%.

Nguyên nhân là do năm 2011 tỷ lệ lạm phát gia tăng, giá cả thị trường thường xuyên biến động mạnh, làm cho các hình thức kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn dẫn đến chậm trễ trong việc trả nợ.

Một phần của tài liệu hân tích hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô giai đoạn 2009 - 2011 (2009-2011) (Trang 52 - 54)