391.37 G Doanh số thu nợ Triệu đồng 479.048 679.12 339

Một phần của tài liệu hân tích hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô giai đoạn 2009 - 2011 (2009-2011) (Trang 59 - 64)

- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức

5 391.37 G Doanh số thu nợ Triệu đồng 479.048 679.12 339

G Doanh số thu nợ Triệu đồng 479.048 679.512 339.404 H Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 278.718 295.460 325.944 I Dư nợ bình quân ngắn hạn Triệu đồng 250.750 287.089 261.822 K Nợ quá hạn ngắn hạn Triệu đồng 13.372 12.209 51.953 L Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 5.138 3.895 18.953

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA OCB TÂY ĐÔ

1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ % 25,11 6,01 10,32 2 Tỷ lệ tăng trưởng DSCV % 43,67 33,14 (45,14) 3 Tỷ lệ thu lãi = E / D % 96,48 95,65 85,02 4 Tỷ lệ dư nợ NH/ tổng nguồn vốn % 31,85 29,92 26,66 5 Tỷ lệ dư nợ NH / vốn huy động % 116,26 125,65 101,97 6 Hệ số thu nợ = G / F % 89,40 95,25 86,72 7 Tỷ lệ thu nợ đến hạn = G / H % 171,86 229,98 104,13 8 Tỷ lệ nợ quá hạn = K / H % 4,80 4,13 15,93 9 Tỷ lệ nợ xấu = L / H % 1,84 1,32 5,81 10 Vòng quay vốn TD = G / I Vòng 1,91 2,37 1,30 11 Thời gian thu hồi nợ bình quân Ngày 251 287 261 12 Số khách hàng được vay vốn Khách hàng 5.182 5.135 5.044

(Nguồn: phòng kế toán ngân hàng OCB chi nhánh Tây Đô)

2.6.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm. Tăng trưởng dư nợ của năm 2009 là 25,11% con số này cũng tương đối cao, cho thấy sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì nền kinh tế thế giới có sự khởi sắc hơn, để khắc phục và đầu tư tiếp các thành phần kinh tế đã chủ động vay vốn để mở rộng quy mô điều này làm cho tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của năm tăng lên.

Nhưng con số này không được duy trì tốt sang các năm tiếp theo, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giảm liên tục và ở mức thấp, cụ thể là đạt 6,01% vào năm 2010 và năm 2011 là 10,32%. Điều này nói lên rằng mức độ hoạt động của NH chưa ổn định, chưa hiệu quả lắm.

Tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước biến động liên tục, NH hàng chịu ảnh hưởng mạnh, và do biện pháp thu hút khách hàng chưa thật sự tốt nên tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục giảm qua các năm, Đáng chú ý nhất là vào năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của năm này giảm mạnh, âm 45,14% so với năm trước, và NH đã thực hiện kém hiệu quả kế hoạch tín dụng của năm.

2.6.3 Tỷ lệ thu lãi

Qua bảng đánh giá số liệu hiệu quả tín dụng ngắn hạn ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của NH là khá tốt, đặc biệt là hai năm 2009 và 2010 tỷ lệ này đều lớn hơn 95%. Chứng tỏ là công tác thu lãi của NH được chú trọng và đôn đốc kỷ lưỡng, cán bộ tín dụng luôn sâu sát và đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ nộp lãi đảm bảo tốt. Nhưng sang năm 2011 thì tỷ lệ này giảm đi chỉ đạt có 85,02% chưa đảm bảo được tình hình tài chính của năm, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm 2011 của Ngân hàng giảm mạnh so với các năm trước đó.

2.6.4 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Cho vay ngắn hạn là thế mạnh của NHTNCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô, và luôn đạt tỷ trọng hơn 60%. Mà tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn qua các năm là không cao, không vượt quá 32%, từ đây cho thấy khả năng sử dụng vốn của NH là không cao, vốn bị lãng phí trong khi lãi suất huy động trong thời điểm là tương đối cao.

2.6.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì mới tốt.

Tỷ lệ này của ngân hàng luôn giảm qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ này là 116,26% nghĩa là cứ bình quân 116,26 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm 2010 thì tỷ lệ này là 125,65% và 2011 là 101,97%. Nghĩa là năm 2010 thì bình quân 125,65 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn huy động tham gia vào, sang năm 2011 thì tỷ lệ này lại giảm, cứ bình quân 101,97 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn huy động tham gia vào.

Qua ba năm ta thấy tỷ lệ này của ngân hàng luôn giảm đã phản ảnh khả năng huy động vốn của ngân hàng là khá tốt. Mặc dù dư nợ của ngân hàng tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011 nhưng vốn huy động của ngân hàng lại có

xu hướng tăng qua các năm điều này cho thấy ngân hàng còn ít phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở chính.

2.6.6 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ của ngân hàng tăng vào năm 2010 và lại giảm vào năm 2011. Năm 2009 thì hệ số thu nợ là 89,40%, năm 2010 thì hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên 95,25%, đến năm 2011 thì hệ số thu nợ của ngân hàng giảm còn 86,72%. Qua ba năm ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả tốt. Năm 2009 thì trong 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng chỉ thu được 89,40 đồng. Đến năm 2010 thì hệ số thu nợ của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô có xu hướng chuyển biến tốt, vì trong 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu được 95,25 đồng, tuy có chuyển biến tốt nhưng cần phải đẩy mạnh hơn nửa công tác thu hồi nợ từ khách hàng.

Cần chú ý nhất là năm 2011 vì trong 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu được 86,72 đồng. Đây thực sự là một kết quả không tốt, cần xem xét lại tình hình giải ngân và công tác quản lý nợ sau khi giải ngân của cán bộ tín dụng. Với tình hình công tác thu hồi nợ giảm, Ngân hàng cần xem xét cân đối tốt hơn giữa doanh số cho vay và việc thu hồi nợ trong thời gian tới

2.6.7 Tỷ lệ thu nợ đến hạn

Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả trọng hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này tăng cao vào năm 2010 chứng tỏ rằng việc thu hồi nợ đến hạn luôn đảm bảo tốt, nhưng sang năm 2011 thì việc thu hồi nợ đến hạn bị trì trệ, đây cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận của năm giảm. Việc đôn đốc thu hồi nợ của cán bô TD còn kém, cần đẩy mạnh hơn nửa công tác thu hồi nợ đến hạn trong thời gian tới.

2.6.8 Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đôn đốc thu hồi nợ cũng như công tác thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng, qua số liệu cho thấy con số này cung tương đối nhỏ, chấp nhận được nhưng hạn chế thấp nhất là điều cần thiết. Tỷ lệ này cụ thể qua các năm như sau: 4,80% vào năm 2009 có nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì có 4,80 đồng nợ quá hạn, năm 2010 là 4,13 có giảm chút ít so với năm trước nhưng sang năm 2011 thì tỷ lệ này tăng gần gấp bốn lần, đạt 15,93% , có nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì có 15,93 đồng nợ quá hạn, con số này cao, cho thấy rủi ro tín dụng của NH là rất cao và nếu như khoản nợ quá hạn này chuyển thành nợ xấu thì NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Nợ xấu là nợ có khả năng mất vốn, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cụ thể và dễ thấy rõ nhất hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu này cao sẽ cho thấy công tác cho vay cũng như thu hồi nợ của NH là kém chất lượng. Ta thấy, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 1,84% con số này có thể chấp nhận được, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,32% điều này thật đáng mừng vì cho thấy hiệu quả tín dụng của năm có chiều hướng chuyển biến tốt, và đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp cho lợi nhuận của năm tăng cao và đạt con số là 10.615 triệu đồng. Nhưng sang năm 2011 thì con số này tăng vượt bậc, đạt 5,81%, con số này rất cao. Như ta đã biết chức năng của Ngân hàng là trung tâm tài chính trung gian, nói khác hơn là việc kinh doanh dựa vào sự chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay, và chịu các phí khác.

Năm 2011 lãi suất huy động mà NHNN ấn định là 14%, có nghĩa là để có được nguồn vốn cho vay thì NH phải chịu chỉ trả một khoản chi phí là lớn hơn 14%, bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ xấu của NH trong năm đạt con số là 5,81%, có nghĩa là NH hoạt động phải chịu thêm khoản rủi ro tín dụng là 5,81% và phải trả phí huy động là trên 14%. Như vậy để NH có lợi nhuận thì NH phải cho vay với lãi suất là rất cao, hơn 20%. Đây là điều khó khăn trong công tác cho vay, qua đó cho thấy chất lượng tín dụng của NH còn kém hiệu quả.

2.6.10 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm và con số này cao nói lên tốc độ luân chuyển tiền của Ngân hàng đảm bảo tốt.. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng năm 2009 là 1,91 vòng, đến năm 2010 thì vòng vay tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô có chuyển biến tốt vì đã tăng lên 2,37 vòng. Nhưng sang năm 2011 thì tốc độ luân chuyển tiền của Ngân hàng đã giảm xuống còn 1,30 vòng.

Sở dĩ năm 2011 vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm là do nền kinh tế trong nước nói chung và kinh tế Cần Thơ nói riêng gặp khó khăn và do tốc độ tăng của dư nợ bình quân thay đổi lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ.

2.6.11 Thời gian thu hồi nợ bình quân

Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng nên thời gian thu hồi nợ bình quân phải từ 365 ngày trở xuống, qua số liệu ta thấy tỷ số này của Ngân hàng là tương đối vì cả ba năm thời gian thu hồi nợ đều nhỏ hơn 365 ngày. Năm 2009 thì tỷ lệ này của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô là 251 ngày. Năm 2010 thì do nền kinh tế có chiều hướng tốt, tạm ổn định nên thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô giảm còn 287 ngày. Nhưng sang năm 2011 thì thời

gian thu hồi nợ gia tăng nhanh chóng đạt con số 261 ngày do nền kinh tế có chút biến động nên tỷ số này đã tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được.

2.6.12 Số khách hàng được vay vốn

Qua bảng phân tích hiệu quả tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô ta thấy số lượng khách hàng vay vốn giảm liên tục qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2009 là 5.182 khách hàng, đến năm 2010 thì lượng khách hàng này giảm còn 5.135 khách hàng, giảm 47 khách hàng chiếm 0,91% so với năm 2009. Không dừng lại ở đó, năm 2011 lại tiếp tục giảm còn 5.044 khách hàng, giảm 1,77% so với năm trước đó, tức là giảm đi 91 khách hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích số liệu và đánh giá chất lượng bằng các chỉ tiêu ta thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô hoạt động chưa thật sự tốt, đặc biệt là tình hình lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh vào năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thì tăng cao vào năm 2011, điều này đã cho thấy chất lượng tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô còn nhiều hạn chế cần xem xét và khắc phục vào những năm tiếp theo. Bên cạnh những hạn chế đó một phần cũng do NH phải hoạt động ở thời điểm mà nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tình hình lạm phát gia tăng, giá cả các mặt hàng liên tục tăng dẫn đến làm giảm đi một lượng lớn thu nhập của các cá nhân, các tổ chức kinh tế và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu hân tích hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh tây đô giai đoạn 2009 - 2011 (2009-2011) (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w