- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức
a) Nông lâm ngư nghiệp:
Doanh số cho vay ngắn hạn ngành này nhìn chung tăng, giảm không đều qua các năm. Năm 2009 thì doanh số cho vay ngành này chiếm 1,87%, đến năm 2010 chiếm 8,40% và sang năm 2011 đạt 8,46% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ rằng Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Tây Đô đã khai thác tốt trong việc cho vay ngành này.
b) Công thương nghiệp:
Đây là một trong các ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể là 23,29% của năm 2009, 27,67% của năm 2010 và chiếm 28,88% trong tổng doanh số cho vay của năm 2011. Năm 2009 ngành này đạt 124.813 triệu đồng, đến năm 2010 thì doanh số cho vay ngành này tăng vọt lên 58,14% so với năm 2009 tức là tăng 72.562 triệu đồng. Đến năm 2011 thì doanh số cho vay của ngành giảm đi 74,64% so với năm 2010 tức là giảm 84.360 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này tăng, giảm không đều là do nền kinh tế Việt Nam trong các năm qua chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Tình hình lạm phát tăng cao, và đạt khoản 17,8% vào năm 2011.
c) Xây dựng:
Đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng. Nhìn chung thì doanh số cho vay ngắn hạn ngành có xu hướng tăng từ năm 2009 sang năm 2010, nhưng đến năm 2011 thì lại giảm mạnh, từ 57.129 của năm 2010 lại giảm xuống còn 13.763 của năm 2011. Doanh số cho vay ngành này năm 2009 là 5,00%, năm 2010 chiếm 8,01% và sang năm 2011 chỉ chiếm 3,52% trong tổng doanh số cho vay. Vấn đề này cũng dể nhận ra vì trong năm 2011 thị trường bất động sản đóng băng, nhiều công trình xây dựng phải tạm ngưng và rơi vào tình trạng khó khăn.