- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI OCB – TÂY ĐÔ TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN QUA
3.2.1 Thuận lợi
- Mặc dù ngày càng có nhiều ngân hàng trên địa bàn nhưng OCB chi nhánh Tây Đô là một Chi nhánh có bề dày lịch sử, tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là có uy tín vững chắc đối với khách hàng trong và ngoài khu vực.
- Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt khi tồn tại nhiều ngân hàng trên cũng địa bàn thì OCB cũng được sự hỗ trợ tích cực từ các đối tác chiến lược nên việc thực hiện các dịch vụ tiện ích cho khách hàng cũng hết sức nhanh chóng, nâng cao được hiệu quả trong các hoạt động tín dụng.
- Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách về quản lí của NHNN cũng góp phần tạo điều kiện cho Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả.
- Ngân hàng đang từng bước chấn chỉnh và khắc phục những mặt chưa tốt trong hoạt động tín dụng.
- Đội ngũ nhân viên của Ngân hàng ngày càng được nâng cao kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong công việc, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tư vấn hiệu quả cho khách hàng, tạo tâm lí yên tâm cho các khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng…
3.2.2 Khó khăn
- Sức cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt trên các lĩnh vực hoạt động tiền tệ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là vấn đề về lãi suất. Do đó hoạt động của Ngân hàng gặp không ít những khó khăn trong công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới cũng như giữ vững quan hệ sẵn có với khách hàng cũ.
- Giá cả một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường biến động mạnh như vàng, xăng, dầu… đã tác động lên mặt bằng giá cả chung, tạo sức ép tăng giá hàng loạt các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác. Đặc biệt giá vàng, USD tăng mạng đã tác động trực tiếp đến tâm lí của cá nhà đầu tư: chuyển tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyển đổi từ VNĐ sang USD, hạn chế đầu tư phát triển sản xuất.
- Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khi gửi tới để vay vốn thường có số liệu hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên chỉ phẩn ánh phần nào thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp do tâm lí muốn tạo uy tín cho doanh nghiệp của mình và bảo mật số liệu với đối thủ cạnh tranh đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định cho vay.
việc phân tích, quản lí nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự an toàn cho vốn cho vay của Ngân hàng.
- Hiện nay, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn trong việc mở tài khoản ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau nên việc quản lí nguồn vốn của khác hàng rất khó khăn.
- Một bộ phận không nhỏ những khách hàng vay vốn có trình độ dân trí chưa cao, nên sự tiếp cận những thông tin, chính sách ưu đãi của Ngân hàng bị hạn chế tạo điều kiện cho các trung gian tài chính hoạt động gây nên nhiều rủi ro cho Ngân hàng.
- Thị trường tiền tệ nước ta hiện nay tuy có nhiều phát triển vượt bậc nhưng trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lí e ngại của khách hàng khi gửi tiền tại các ngân hàng làm nguồn vốn huy động bị hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong cho vay của Ngân hàng.
- Tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, thị trường mua bán hàng hóa bị hạn chế, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất còn chậm… gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của khách hàng làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng.
- Công tác thẩm định dự án, theo dõi khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, cũng như công tác xử lí nợ của các cán bộ tín dụng vẫn chưa thật tốt nên vẫn phát sinh nợ quá hạn làm tăng nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng.