CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LƯU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.2 Tính toán mô phỏng dòng chảy theo các kịch bản BĐKH
Sau khi xây dựng số liệu đầu vào cho mô hình Swat tương ứng với các kịch bản phát thải trung bình (A1B) và phát thải cao (A2), thực hiện mô phỏng dòng chảy trên lưu vực sông Đà để tính toán quá trình dòng chảy trên lưu vực đến năm 2100.
Ta xét dòng chảy đến trạm thủy văn Hòa Bình trên lưu vực sông Đà với kịch bản biến đổi khí hậu là A1B và A2, tính cho các thời kỳ: 2020-2039, 2040- 2059, 2060-2079, 2080-2099 dựa trên cơ sở thời kỳ nền 1980-1999.
Bảng 4.1: Các tổ hợp tính toán - phân tích Kịch bản
BĐKH Thời kỳ
A1B 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099 A2 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Kịch bản nền 1980 -1999
Với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy lưu vực sông Đà tính đến trạm thủy văn Hòa Bình, luận văn bước đầu xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu dựa trên các kịch bản biến đổi toàn cầu có kết hợp các nhân tố biến đổi địa phương và từng khu vực.
Do dòng chảy trong sông ảnh hưởng rất nhiều vào lượng mưa rơi trên lưu vực, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác như điều kiện thảm phủ thực vật, đặc điểm địa chất thổ nhưỡng, đặc điểm địa hình, v.v… nên chế độ dòng chảy khó có thể tuân theo một quy luật nhất định nào được. Kết quả tính toán lượng dòng chảy trung bình trên lưu vực sông được thể hiện như các bảng 4.2 và bảng 4.3. Và để thấy rừ sự thay đổi dũng chảy tại vị trớ trạm Hũa Bỡnh giữa các thời kỳ tương lai với thời kỳ mốc, sử dụng công thức tính tỷ lệ thay đổi sau:
, ,
,
,
100 horiz i ref i
horiz i
ref i
Q Q
Q
∆ = ì −
, horiz i
∆ : Sự thay đổi tỉ lệ lượng dòng chảy của thời đoạn quá khứ và tương lai.
, horiz i
Q : Dòng chảy trung bình hàng tháng trong tương lai.
, ref i
Q : Dòng chảy trung bình hàng tháng trong quá khứ.
Kết quả tính toán tỷ lệ thay đổi dòng chảy năm cho các thời kỳ được thể hiện trong bảng 4.4 và bảng 4.5.
Bảng 4.2: Lưu lượng TB tháng, năm, mùa trên lưu vực sông Đà tính đến trạm Hoà Bình theo các thời kỳ kịch bản A1B Lưu lượng trung bình theo các thời kỳ kịch bản A1B trên lưu vực sông Đà tính đến vị trí hồ Hoà Bình (mP3P/s)
Thời kỳ XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X TB năm TB mùa lũ TB mùa cạn 1980-1989 1534 937 684 576 585 780 1351 2814 5303 4655 2848 2296 2030 3583 921 2020-2039 1480 1073 1029 1032 970 905 1260 2860 3680 4098 3707 2401 2041 3349 1107 2040-2059 1318 891 950 1018 928 891 1220 3095 3874 4508 3415 2171 2023 3413 1031 2060-2079 1228 912 984 954 950 1077 1483 3195 3954 4162 3316 2099 2025 3345 1084 2080-2099 1129 925 996 991 935 1032 1596 3898 4124 4074 2875 1891 2039 3372 1086
Bảng 4.3: Lưu lượng trung bình tháng, năm trên lưu vực sông Đà tính đến trạm Hoà Bình theo các thời kỳ kịch bản A2 Lưu lượng trung bình theo các thời kỳ kịch bản A2 trên lưu vực sông Đà tính đến vị trí hồ Hoà Bình (mP3P/s)
Thời kỳ XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X TB
năm TB
mùa lũ TB mùa cạn 1980-
1989 1534 937 684 576 585 780 1351 2814 5303 4655 2848 2296 2030 3583 921 2020-
2039 1525 1074 1031 1077 1001 923 1106 2880 4116 4447 3683 2408 2106 3507 1105 2040-
2059 1247 881 852 905 897 942 1388 3276 4054 4349 3381 2134 2025 3439 1016 2060-
2079 1175 849 909 966 958 1121 1580 3231 4118 4168 2937 1995 2001 3290 1080 2080- 1039 820 910 959 860 967 1780 3435 4003 3827 2880 1771 1938 3183 1048
Lưu lượng trung bình theo các thời kỳ kịch bản A2 trên lưu vực sông Đà tính đến vị trí hồ Hoà Bình (mP3P/s)
Thời kỳ XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X TB
năm TB
mùa lũ TB mùa cạn 2099
Bảng 4.4: Tỉ lệ thay đổi lưu lượng TB tháng, mùa, năm trên lưu vực sông Đà tính đến trạm Hoà Bình theo kịch bản A1B Tỉ lệ thay đổi lưu lượng trung bình theo các thời kỳ kịch bản A1B trên lưu vực sông Đà tính đến vị trí hồ Hoà Bình (%) Thời
kỳ XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X TB
năm TB mùa
lũ TB mùa
cạn 2020-
2039 -0.04 0.14 0.50 0.79 0.66 0.16 -0.07 0.02 -0.31 -0.12 0.30 0.05 0.01 -0.07 0.20 2040-
2059 -0.14 -0.05 0.39 0.77 0.58 0.14 -0.10 0.10 -0.27 -0.03 0.20 -0.05 0.00 -0.05 0.12 2060-
2079 -0.20 -0.03 0.44 0.66 0.62 0.38 0.10 0.14 -0.25 -0.11 0.16 -0.09 0.00 -0.07 0.18 2080-
2099 -0.26 -0.01 0.46 0.72 0.60 0.32 0.18 0.39 -0.22 -0.12 0.01 -0.18 0.00 -0.06 0.18 Bảng 4.5 : Tỉ lệ thay đổi lưu lượng TB tháng, mùa, năm trên lưu vực sông Đà tính đến trạm Hoà Bình theo kịch bản A2
Tỉ lệ thay đổi lưu lượng trung bình theo các thời kỳ kịch bản A2 trên lưu vực sông Đà tính đến vị trí hồ Hoà Bình (%) Thời
kỳ XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
năm TB TB mùa
lũ TB mùa cạn 2020-
2039 -0.01 0.15 0.51 0.87 0.71 0.18 -0.18 0.02 -0.22 -0.04 0.29 0.05 0.04 -0.02 0.20 2040-
2059 -0.19 -0.06 0.25 0.57 0.53 0.21 0.03 0.16 -0.24 -0.07 0.19 -0.07 0.00 -0.04 0.10 2060-
2079 -0.23 -0.09 0.33 0.68 0.64 0.44 0.17 0.15 -0.22 -0.10 0.03 -0.13 -0.01 -0.08 0.17 2080- -0.32 -0.12 0.33 0.67 0.47 0.24 0.32 0.22 -0.25 -0.18 0.01 -0.23 -0.05 -0.11 0.14
Tỉ lệ thay đổi lưu lượng trung bình theo các thời kỳ kịch bản A2 trên lưu vực sông Đà tính đến vị trí hồ Hoà Bình (%) Thời
kỳ XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
năm TB TB mùa
lũ TB mùa cạn 2099
Từ các bảng trên nhận thấy, sự thay đổi lượng dòng chảy đến trên lưu vực sông Đà tính tới trạm thủy văn Hòa Bình là không đều nhau. Lượng dòng chảy tại các mốc thời gian trong thế kỷ XXI có xu thế giảm dần theo các mốc thời gian.
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2100 lượng dòng chảy có thời gian tăng nhưng cũng có thời gian giảm theo hai kịch bản phát thải hình 4-1 và hình 4-2. Nhìn chung thì tại các mốc thời gian cuối thế kỷ lượng dòng chảy vẫn tiếp tục giảm. Mức độ biến thiên dòng chảy tương đối lớn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên đây mới chỉ là bước đầu đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước nhưng cũng phần nào phản ảnh mức độ dao động của dòng chảy và đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Đà tính tới trạm thủy văn Hòa Bình.
Sự thay đổi dòng chảy của kịch bản A1B so với kịch bản nền
-0.40 -0.20 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
∆Q(%)
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-1: Tỉ lệ thay đổi lưu lượng trung bình tháng theo kịch bản phát thải A1
Sự thay đổi dòng chảy của kịch bản A2 so với kịch bản nền
-0.40 -0.20 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
∆Q(%)
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-2:Tỉ lệ thay đổi lưu lượng trung bình tháng theo kịch bản phát thải A2 4.3 Phân tích sự biến động của chế độ thuỷ văn dưới tác động của BĐKH 4.3.1 Đánh giá tác động dòng chảy mùa lũ
Để phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy mùa lũ ta xem xét diễn biến dòng chảy mùa trong các thời kỳ tương lai 2020-2039, 2040-2059, 2060- 2079, 2080-2099 và so sánh với dòng chảy mùa trong thời kỳ cơ sở (thời kỳ nền) 1980-1999 tại trạm Hòa Bình trên lưu vực sông Đà.
Tính theo năm thủy văn, mùa lũ trên sông Đà được xác định từ tháng VI đến tháng X hàng năm. Trong thời kỳ tương lai, mùa lũ cũng được xem xét cùng thời đoạn tương tự thời kỳ cơ sở, tức là từ tháng VI đến tháng X.
Nhìn chung, lưu lượng trung bình dòng chảy các tháng mùa lũ trong các thời kỳ tương lai 2020-2099 so với thời kỳ nền 1980-1999 có xu hướng giảm với kịch bản A1B và kịch bản A2. Kết quả tính toán cho thấy: Đối với kịch bản phát thải A1B và A2, lưu lượng trung bình giảm lớn nhất vào tháng VII và mức độ giảm trong kịch bản A1B được đánh giá là cao hơn so với kịch bản A2. Nhìn chung, biến động lưu lượng trong mùa lũ giữa hai kịch có xu thế tương đối tương đồng với nhau.
Biến đôỉ lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A1B so với kịch bản nền
-2000.0 -1500.0 -1000.0 -500.0 0.0 500.0 1000.0 1500.0
VI VII VIII IX X
m3/s
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-3:Biến đổi lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A1B so với kịch bản nền Bảng 4.6: Giá trị lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A1B so với kịch bản nền Biến đổi lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A1B so với kịch bản nền (mP3P/s)
Thời kỳ VI VII VIII IX X TB mùa lũ
2020-2039 46.2 -1623.1 -556.9 858.4 105.3 -234.0 2040-2059 281.5 -1429.3 -147.3 566.4 -125.4 -170.8 2060-2079 381.1 -1349.6 -493.6 467.1 -197.3 -238.4 2080-2099 1083.8 -1179.2 -581.2 26.0 -405.4 -211.2
Biến đôỉ lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A2 so với kịch bản nền
-1500.0 -1000.0 -500.0 0.0 500.0 1000.0
VI VII VIII IX X
m3/s
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-4:Biến đổi lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A2 so với kịch bản nền Bảng 4.7:Giá trị lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A2 so với kịch bản nền
Biến đổi lưu lượng mùa lũ theo kịch bản A2 so với kịch bản nền (mP3P/s)
Thời kỳ VI VII VIII IX X TB mùa lũ
2020-2039 66.8 -1186.6 4359.1 834.1 112.3 -76.1 2040-2059 462.4 -1249.1 4318.5 532.2 -162.2 -144.4 2060-2079 417.1 -1184.8 4167.9 88.7 -300.6 -293.4 2080-2099 621.3 -1299.5 3827.2 31.2 -525.0 -400.0 4.3.2 Đánh giá tác động dòng chảy mùa kiệt:
Tính theo năm thủy văn, mùa kiệt trên sông Đà được xác định từ tháng XI đến tháng V hàng năm. Trong thời kỳ tương lai, mùa lũ cũng được xem xét cùng thời đoạn tương tự thời kỳ cơ sở, tức là từ tháng VI đến tháng X.
Xem xét các biểu đồ biến thiên dòng chảy trong các tháng mùa kiệt thời kỳ tương lai từ 2020- 2099 so với thời kỳ cơ sở 1980- 1999 có thể nhận thấy sự biến động dòng chảy trong các tháng mùa kiệt tại trạm Hòa Bình giữa hai kịch bản có xu hướng tăng tương đối giống nhau. Lưu lượng trung bình trong các tháng mùa kiệt đều có xu thế tăng lớn nhất là trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2039 so với kịch bản nền.
Biến đôỉ lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A1B so với kịch bản nền
-500.0 -400.0 -300.0 -200.0 -100.0 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0
XI XII I II III IV V
m3/s
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-5:Biến đổi lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A1B so với kịch bản nền Bảng 4.8: Giá trị lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A1B so với kịch bản nền
Biến đổi lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A1B so với kịch bản nền (mP3P/s)
Thời kỳ XI XII I II III IV V TB mùa kiệt
2020-2039 -54.8 135.6 345.1 455.8 384.9 125.1 -91.8 185.7 2040-2059 -216.2 -46.1 266.0 442.4 342.4 110.9 -131.5 109.7 2060-2079 -306.7 -25.4 299.6 377.7 364.2 296.3 130.8 162.4 2080-2099 -404.9 -12.2 312.2 415.5 349.0 251.3 244.2 165.0
Biến đôỉ lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A2 so với kịch bản nền
-600.0 -400.0 -200.0 0.0 200.0 400.0 600.0
XI XII I II III IV V
m3/s
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-6: Biến đổi lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A1B so với kịch bản nền
Bảng4.9 : Giá trị lưu lượng mùa kiệt kịch bản A1B so với kịch bản nền Biến đổi lưu lượng mùa kiệt theo kịch bản A2 so với kịch bản nền (mP3P/s)
Thời kỳ XI XII I II III IV V
TB mùa kiệt 2020-2039 -9.7 136.2 346.3 501.2 415.3 142.5 -245.0 183.8 2040-2059 -286.8 -55.8 168.5 329.6 311.6 161.9 36.4 95.1 2060-2079 -358.6 -88.0 224.8 390.4 373.1 340.8 228.3 158.7 2080-2099 -495.2 -116.7 225.9 383.8 275.1 187.4 428.9 127.0
Đánh giá tác động đến dòng chảy tháng
Đối với cả hai kịch bản A1B và A2 hình 4-7 và hình 4-8, dòng chảy trung bình từ tháng I đến VI đều có xu thế tăng so với kịch bản nền và xu thế tăng nhiều nhất là vào giai đoạn cuối từ năm 2080 đến năm 2099. Tuy nhiên trong hai tháng nằm trong mùa lũ là tháng VII và VIII dòng chảy lại có xu thế giảm mạnh.
Biến đôỉ lưu lượng trung bình tháng theo kịch bản A1B so với kịch bản nền
-2000.00 -1500.00 -1000.00 -500.00 0.00 500.00 1000.00 1500.00
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
m3/s
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-7: Biến đổi lưu lượng trung bình tháng theo kịch bản A1B so với kịch bản nền
Biến đôỉ lưu lượng trung bình tháng theo kịch bản A2 so với kịch bản nền
-1500 -1000 -500 0 500 1000
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
m3/s
2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099
Hình 4-8: Biến đổi lưu lượng trung bình tháng theo kịch bản A2 so với kịch bản nền
Nhận xét:
Nhìn chung, dòng chảy theo trên lưu vực có sự thay đổi theo các mùa theo cả hai kịch bản. Trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu thế tăng lên thì dòng chảy trong mùa lũ lại giảm đi. Nhìn chung trong 4 giai đoạn xem xét từ năm 2020 – 2039, 2040 – 2059, 2060-2079, 2080-2100, dòng chảy có thiên hướng tăng lên ở thời kỳ đầu nhưng sau đó lại giảm ở những thời kỳ sau.
So với các nghiên cứu có liên quan của Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (2010) đánh giá tác động của BĐKH tới chế độ dòng chảy của sông Đà thì kết quả của nghiên cứu này có sự biến động nhỏ hơn. Điều này có thể được giải thích là do số liệu đầu vào dùng để mô phỏng thuỷ văn có khác nhau. Nghiên cứu của Viện KTTV và MT sử dụng nhiều kết quả mô phỏng (có bao gồm cả từ mô hình CGCM3 của Canada) từ nhiều mô hình toàn cầu, sau đó được xử lý hiệu chỉnh để phù hợp với kết quả cho Việt Nam. Bản thân các mô hình khí hậu toàn cầu này cũng cho các kết quả mô phỏng theo các kịch bản BĐKH khác nhau tương đối lớn. Chính vì vậy, trong phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận văn thì sự khác biệt này có thể chấp nhận được.
4.4 Đề xuất các biện pháp giảm thiểuvà ứng phó với biến đổi khí hậu
Vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu không phải là mới mẻ. Trong lịch sử, loài người đã từng ứng phó với thay đổi của khí hậu, như đắp đê phòng chống lũ, thay đổi giống và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lịch thời vụ, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đào giếng để lấy nước cho ăn uống và tưới ruộng, chung sống với lũ bão như đắp đê bao, bờ bao, quy hoạch lại các khu dân cư ở các vùng đồng bằng và ven biển thường xuyên bị ngập lụt và dông bão, lũ quét ở miền núi…
Với hiện trạng thực tế hiện nay trên lưu vực cùng với sự tham khảo tài liệu trong các “ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”. Luận văn xin đưa ra một số biện pháp giảm thiểu như sau:
- Thực hiện có hiệu quả việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông có xét tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khi mà lượng dòng chảy ngày càng giảm đặc biệt là với lưu vực sông Đà bị phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc ở phía thượng lưu.
- Củng cố, nâng cấp và xây dựng bổ sung các công trình khai thác nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng để đảm bảo nhu cầu phát điện, cấp nước và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai về nước, phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội.
- Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật sử dụng năng lượng mặt trời thay cho sử dụng năng lượng điện, gas mục đích giảm lượng phát thải nhà kính. Ngoài ra cần nghiên cứu sử dụng năng lượng gió, thủy triều.
- Tiết kiệm nước tưới trong nông nghiệp bằng cách nghiên cứu các kỹ thuật tưới đi đôi với cải tạo đất để giảm thiểu lượng nước cấp cho tưới
- Tăng cường tái sử dụng nước, cần phối hợp với mục đích và đối tượng sử dụng nước để giảm thiểu lượng nước cấp từ đó giảm được năng lượng tiêu thụ trong việc cấp nước, làm sạch nước và xử lý nước thải.
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, khai thác hợp lý tài nguyên đất và tài nguyên rừng.
- Xây dựng các công trình thu gom, xử lý chất thải rắn và nước thải ở các khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp tăng cường bảo vệ nguồn nước.
- Bổ sung hoàn chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa đa mục tiêu trong hệ thống sông.
- Hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực.
- Rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành để phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy luật, các cơ chế chính sách liên quan đến tài nguyên nước nhằm đảm bảo các cơ sở pháp luật để triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó đặc biệt chú ý đến các văn bản liên quan đến giá trị kinh tế và môi trường của nước nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
- Tuyên truyền và truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài nguyên nước và biến đổi khi hậu, tác động của biến đổi khí hậu, các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung và tài nguyên nước nói riêng.
KẾT LUẬN I. Các kết quả đạt được
Lưu vực của con sông Đà đi qua các tỉnh và thành phố: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên0T0T22Tthủy điện22T0T0Tlớn cho ngành0T0T22Tcông nghiệp điện22T0T0T22TViệt Nam22T. Trong những năm gần đõy, tài nguyờn nước trờn sụng Đà thay đổi rất rừ rệt cả về chất và lượng nước, điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà con sông này đi qua. Bên cạnh đó, sông Đà lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ lưu.
Mặt khác, dưới tác động của biến đổi khí hậu, làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Do mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước nên luận văn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tới chế độ thủy văn của lưu vực sông Đà” đã góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển ở trên trong thời gian dài hạn đến năm 2010 và đến năm 2100 như cấp nước tiêu thoát nước cho nông nghiệp, đô thị, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai, phát triển năng lượng và an ninh quốc phòng trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng
Những kết quả luận văn đã đạt được như sau:
- Luận văn đã tìm hiểu được những tác động của BĐKH tới tài nguyên nước ở Việt Nam dựa vào các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao và có kết quả đánh giá sơ bộ như sau:
+ Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3P0PC so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
+ Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với phía Nam.
+ Vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980- 1999.
- Luận văn đã tính toán quá trình dòng chảy trên lưu vực sông Đà từ năm 2001 đến năm 2100 dựa theo 2 kịch bản phát thải trung bình (A1B) và phát thải cao (A2):
Sử dụng mô hình mưa – dòng chảy (SWAT)
- Để mô phỏng được dòng chảy trên lưu vực từ năm 2010 đến năm 2100 bằng mô hình SWAT luận văn đã sử dụng dữ liệu kết quả của mô hình khí tượng toàn cầu CGCM3 của Trung tâm Mô phỏng và phân tích khí hậu của Canada và kết hợp cùng với việc xây dựng phương trình hồi quy giữa số liệu thực đo trong quá khứ để xây dựng số liệu mô phỏng trong tương lai cho từng tiểu lưu vực
- Đánh giá xu thế mưa và bốc hơi, dòng chảy trên lưu vực từ năm 2010-2100 tính đến trạm thủy văn Hòa Bình theo các kịch bản phát thải trung bình (A1B) và phát thải cao (A2) có kết luận sau:
+ Xu thế lượng mưa trung bình giảm ở cả 2 kịch bản là A1B và A2. Đối với kịch bản A1B lượng mưa giảm ít hơn (tốc độ 0,6mm/năm), trong khi ở kịch bản A2 thì tốc độ lượng mưa giảm nhiều hơn (xấp xỉ 1,1mm/năm)
+ Xu thế bốc hơi tiềm năng trên lưu vực thì cả 2 kịch bản đều cho thấy lượng bốc hơi tiềm năng gia tăng. Đối với kịch bản A2 thì mức tăng là 0,8mm/năm, kịch bản A1B là 0,9mm/năm.
+ Xu thế dòng chảy theo trên lưu vực có sự thay đổi theo các mùa theo cả hai kịch bản. Trong khi dòng chảy mùa kiệt có xu thế tăng lên thì dòng chảy trong mùa lũ lại giảm đi. Nhìn chung trong 4 giai đoạn xem xét từ năm 2020 – 2039, 2040 – 2059,