Lựa chọn mô hình khí hậu toàn cầu

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới chế độ thủy văn của lưu vực sông đà (Trang 68 - 69)

- Chức năng của mô hình: Mô phỏng ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất trong hệ thống lưu vực sông đến nguồn nước, bùn cát, hàm lượng chất hữu cơ trên

3.3.2.2Lựa chọn mô hình khí hậu toàn cầu

b. Hiệu chỉnh bộ thông số

3.3.2.2Lựa chọn mô hình khí hậu toàn cầu

Để nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu tới chế độ dòng chảy đến năm 2100, báo cáo cần nghiên cứu sử dụng kết quả mô phỏng diễn biến khí hậu toàn cầu đến năm 2100 từ các mô hình khí tượng để từ đó tính toán chi tiết hoá cho lưu vực nghiên cứu. Trên thế giới có rất nhiều các mô hình khí hậu toàn cầu được IPCC sử dụng để phân tích trong các đánh giá của mình như đối với báo cáo số 4 là: mô hình CGCM3 của Trung tâm Mô phỏng và phân tích khí hậu của Canada, các mô hình PCM, CCSM3 của NCAR, các mô hình AOM, E-H, E-R của GISS - Mỹ, mô hình MIROC của Nhật, mô hình SXG2005 của Italia, mô hình CM3.0 của Nga, mô hình CM3, CM4 của Pháp… Điểm chung là các mô hình này đều mô phỏng sự thay đổi các đặc trưng khí tượng như mưa, nhiệt độ, áp suất, bốc hơi tiềm năng… đến năm 2100 dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau. Nhưng các mô hình này đều cho kết quả có sự khác biệt nhất định với nhau. Luận văn lựa chọn kết quả từ mô hình CGCM3 của Trung tâm Mô phỏng và phân tích khí hậu của Canada là kết quả mô phỏng biến đổi khí hậu đến năm 2100 theo các kịch bản. Việc lựa chọn này chủ yếu là do đây là mô hình đáng tin cậy, có độ phân giải tương đối tốt, bao trùm khu vực nghiên cứu, dữ liệu của mô hình bao gồm mưa và bốc hơi thời đoạn ngắn được công bố đầy đủ trên website

22TU

http://cera-www.dkrz.de/WDCC/ui/BrowseExperiments.jspU22T, có thể download và sử dụng dễ dàng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới chế độ thủy văn của lưu vực sông đà (Trang 68 - 69)