KẾT LUẬN I Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới chế độ thủy văn của lưu vực sông đà (Trang 95 - 97)

- Chức năng của mơ hình: Mô phỏng ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất trong hệ thống lưu vực sông đến nguồn nước, bùn cát, hàm lượng chất hữu cơ trên

CHƯƠNG 4: MƠ PHỎNG VÀ PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN TỪ CÁC DỮ LIỆU KỊCH BẢNBĐKH

KẾT LUẬN I Các kết quả đạt được

I. Các kết quả đạt được

Lưu vực của con sông Đà đi qua các tỉnh và thành phố: Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Phú Thọ. Sơng có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên0T0T22Tthủy điện22T0T0Tlớn cho ngành0T0T22Tcông nghiệp điện22T0T0T22TViệt Nam22T. Trong những năm gần đây, tài nguyên nước trên sông Đà thay đổi rất rõ rệt cả về chất và lượng nước, điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, xã hội và mơi trường sống trong khu vực mà con sông này đi qua. Bên cạnh đó, sơng Đà lại có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ lưu.

Mặt khác, dưới tác động của biến đổi khí hậu, làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến nơng nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Do mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước nên luận văn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tới chế độ thủy văn của lưu vực sông Đà” đã góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển ở trên trong thời gian dài hạn đến năm 2010 và đến năm 2100 như cấp nước tiêu thốt nước cho nơng nghiệp, đơ thị, phịng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai, phát triển năng lượng và an ninh quốc phòng trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu và nước biển dâng

Những kết quả luận văn đã đạt được như sau:

- Luận văn đã tìm hiểu được những tác động của BĐKH tới tài nguyên nước ở Việt Nam dựa vào các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao và có kết quả đánh giá sơ bộ như sau:

+ Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,3P 0

P

C so với trung bình thời kỳ 1980-1999.

+ Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khơ có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với phía Nam.

+ Vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980- 1999.

- Luận văn đã tính tốn q trình dịng chảy trên lưu vực sông Đà từ năm 2001 đến năm 2100 dựa theo 2 kịch bản phát thải trung bình (A1B) và phát thải cao (A2): Sử dụng mơ hình mưa – dịng chảy (SWAT)

- Để mơ phỏng được dịng chảy trên lưu vực từ năm 2010 đến năm 2100 bằng mơ hình SWAT luận văn đã sử dụng dữ liệu kết quả của mơ hình khí tượng tồn cầu CGCM3 của Trung tâm Mơ phỏng và phân tích khí hậu của Canada và kết hợp cùng với việc xây dựng phương trình hồi quy giữa số liệu thực đo trong quá khứ để xây dựng số liệu mô phỏng trong tương lai cho từng tiểu lưu vực

- Đánh giá xu thế mưa và bốc hơi, dòng chảy trên lưu vực từ năm 2010-2100 tính đến trạm thủy văn Hịa Bình theo các kịch bản phát thải trung bình (A1B) và phát thải cao (A2) có kết luận sau:

+ Xu thế lượng mưa trung bình giảm ở cả 2 kịch bản là A1B và A2. Đối với kịch bản A1B lượng mưa giảm ít hơn (tốc độ 0,6mm/năm), trong khi ở kịch bản A2 thì tốc độ lượng mưa giảm nhiều hơn (xấp xỉ 1,1mm/năm)

+ Xu thế bốc hơi tiềm năng trên lưu vực thì cả 2 kịch bản đều cho thấy lượng bốc hơi tiềm năng gia tăng. Đối với kịch bản A2 thì mức tăng là 0,8mm/năm, kịch bản A1B là 0,9mm/năm.

+ Xu thế dòng chảy theo trên lưu vực có sự thay đổi theo các mùa theo cả hai kịch bản. Trong khi dịng chảy mùa kiệt có xu thế tăng lên thì dịng chảy trong mùa lũ lại giảm đi. Nhìn chung trong 4 giai đoạn xem xét từ năm 2020 – 2039, 2040 – 2059,

2060-2079, 2080-2100, dịng chảy có thiên hướng tăng lên ở thời kỳ đầu nhưng sau đó lại giảm ở những thời kỳ sau.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới chế độ thủy văn của lưu vực sông đà (Trang 95 - 97)