Nội dung tiến hành

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 98)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Nội dung tiến hành

Để đánh giá mức độ cấn thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất trên, chúng tôi đã tham khảo lấy ý kiến của 6 hiệu trưởng và 60 GV. Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, chúng tôi thu được bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS THPT

đƣợc đề xuất trong luận văn

pháp Mức độ cần thiết 1 x Thứ bậc Mức độ khả thi 2 x Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi Bình thƣờng Không khả thi Biện pháp 1 57 5 4 2,80 2 56 6 4 2,79 2 Biện pháp 2 58 8 0 2,88 1 59 7 0 2,89 1 Biện pháp 3 52 9 5 2,71 4 51 10 5 2,70 4,5 Biện pháp 4 51 6 9 2,64 6 50 12 4 2,70 4,5 Biện pháp 5 53 8 5 2,73 3 55 7 4 2,77 3 Biện pháp 6 51 9 6 2,68 5 48 13 5 2,65 6

Từ bảng xử lý số liệu về kết quả khảo sát, chúng tôi thấy:

- Biện pháp 2 (Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS và PHHS về tầm quan trọng của công tác giáo dục VHHĐ cho HS THPT) có kết quả đánh giá trung bình = 2,89, xếp thứ bậc 1. Rõ ràng với đánh giá thực trạng khi hiệu quả của hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS THPT thành phố Hạ Long đang có nhiều hạn chế, cần phải nghiêm túc thực hiện các hoạt động giáo dục này có hiệu quả hơn. Đứng trước những tồn tại, cộng với việc khái niệm VHHĐ cho HS chưa được hiểu một cách đầy đủ về cả nội dung và vai trò quan trọng của VHHĐ với giáo dục, để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục VHHĐ cho HS thì việc cần làm đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho cả hiệu trưởng, GV, HS, cha mẹ HS. Bởi lẽ có hiểu thì mới có cơ sở để tiến tới đồng thuận trong cách làm, và là cơ sở cho việc thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Biện pháp 1 (Kế hoạch hoá công tác giáo dục VHHĐ cho HS) có kết quả đánh giá trung bình = 2,80, xếp thứ bậc 2. Mọi hoạt động giáo dục muốn có hiệu quả thì trước hết phải có sự triển khai một cách nghiêm túc, khoa học, logic của chủ thể. Để bắt đầu cho việc nâng cao chất lượng giáo dục VHHĐ cho HS thì cần phải coi trọng và dành nhiều sự quan tâm cũng như đầu tư của hiệu trưởng, của GV. Trong những năm qua, công tác giáo dục VHHĐ cho HS các trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà trường, chưa hề có một kế hoạch riêng của nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục này, GV vẫn thực hiện công tác giáo dục VHHĐ cho HS nhưng lại chẳng hề có chủ định về cả nội dung lẫn thời điểm thực hiện, và đương nhiên kết quả đã đạt được ở HS được mang đến một cách vụn vặt, thiếu hệ thống và do nhiều tác động có được. Lẽ dĩ nhiên là những hạn chế trong hành vi ứng xử của HS về VHHĐ có lỗi một phần không nhỏ ở sự thiếu quan tâm này của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS cần phải được quan tâm thực hiện ngay và cần được làm với một thái độ nghiêm túc nhất mới có thể nâng cao được chất lượng của hoạt động này.

- Biện pháp 5 (Tăng cường công tác phối hợp giữa Nhà trường- Gia đình- Xã hội để cùng tham gia hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS) có kết quả đánh giá trung bình = 2,75, xếp thứ bậc 3, cho thấy nhận thức của hiệu trưởng và GV về việc coi trọng vai trò của công tác phối hợp giữa các lực lượng Nhà trường- Gia đình- Xã hội, đây là một nhận thức hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của công tác giáo dục hiên nay và trong cả sau này.

- Biện pháp 3 (Chỉ đạo xây dựng các giá trị đặc trưng, mục tiêu và nội dung giáo dục VHHĐ cho HS) có có kết quả điểm trung bình = 2,71, xếp thứ bậc 3, cho thấy mức độ đánh giá khả thi của biện pháp rất trùng với đánh giá về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mức độ cần thiết và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trong giáo dục. Chắc chắn một điều là không thể thực hiện hoạt động giáo dục tốt nếu không có nội dung giáo dục rõ ràng và chính xác được.

- Biện pháp 4 (Chỉ đạo thực hiện đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS) có kết quả đánh giá trung bình = 2,67 và Biện pháp 6 (Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, cách thức tổ chức đánh giá kết quả giáo dục VHHĐ cho HS) có kết quả đánh giá trung bình = 2,665 đều được đánh giá ở mức độ khả thi.

Bảng 3.3. Bảng tƣơng quan về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đƣợc đề xuất trong luận văn

Các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số

1 x Thứ bậc x2 Thứ bậc D D2 Biện pháp 1 2,80 2 2,79 2 0 0 Biện pháp 2 2,88 1 2,89 1 0 0 Biện pháp 3 2,71 4 2,70 4,5 -0,5 0,25 Biện pháp 4 2,64 6 2,70 4,5 1,5 2,25 Biện pháp 5 2,73 3 2,77 3 0 0 Biện pháp 6 2,68 5 2,65 6 -1 1 Cộng 16 21 16,5 21 0 3,5

Để khẳng định mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp quản lý được đề xuất, chúng tôi áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Công thức hệ số tương quan thứ bậc Spearman

) 1 ( 6 1 2 2 N N D

R Trong đó: R: hệ số tương quan. D: hệ số thứ bậc. N: Số đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khi thực hiện phép tính ta có: 0,9 ) 1 6 ( * 6 5 , 3 * 6 1 ) 1 ( 6 1 2 2 2 N N D R

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R = + 0,90, cộng với những phân tích, đánh giá từ thực tiễn, chúng tôi đi đến kết luận: sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS các trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mối quan hệ đó được thể hiện bằng biểu độ sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp được đề xuất trong luận văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận Chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng về hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS, về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS các trường THPT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chúng tôi đã đề ra sáu biện pháp.

Cả sáu biện pháp mà chúng tôi đề xuất có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ và thống nhất với nhau; có sự tác động, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể khác nhau. Do đó để thực sự đem lại hiệu quả cao thì cần thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ sáu biện pháp trên cùng với những biện pháp đã thực hiện tốt tại nhà trường trong những năm qua. Rõ ràng nếu chỉ thiên về một số biện pháp nhất định hoặc tách riêng các biện pháp ra thì sẽ không được như mong muốn.

Việc khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của sáu biện pháp được tiến hành bằng phiếu đánh giá. Khi thăm dò ý kiến về mức độ cần thiết, điểm trung bình của cả sáu biện pháp đều trong khoảng từ 2,64 đến 2,88 ở mức độ cần thiết và rất cần thiết, từ 2,65 đến 2,89 ở mức độ khả thi và rất khả thi, điều này đồng nghĩa là các biện pháp được đề xuất trong đề tài đều hoàn toàn có thể thực hiện được mà không khó khăn nhiều và nếu có khó khăn trong quá trình thực hiện thì hoàn toàn khắc phục được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)