Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường cho học sinh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 85)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường cho học sinh

Dựa trên khái niệm giáo dục văn hoá học đường có thể thấy quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường là một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý- Hiệu trưởng nhà trường. Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường chính là quản lý tất cả các mặt của hoạt động giáo dục văn hoá học đường cho HS. Điểu này được thể hiện trong quá trình thực hiện các chức năng của nhà quản lý, đó là:

- Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho HS.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho HS. - Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho HS. - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho HS.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục văn hoá học đƣờng cho học sinh THPT

1.3.1. Đặc điểm về môi trường văn hoá học đường của các trường THPT

Theo điều 4, điều 23 của Luật giáo dục 2005 và điều 26 trong những điểm mới của Luật Giáo dục 2005 ở nước ta: Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS. Điều lệ trường trung học ở nước ta cũng quy định rõ tuổi của học sinh THPT là 15 - 19. Với độ tuổi này học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (còn gọi là thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh) và là giai đoạn cuối của tuổi dậy thì. Học sinh từ THCS lên THPT có sự khác nhau rất lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về nhiều mặt, sự khác nhau đó cũng dẫn đến đặc điểm riêng về môi trường văn hoá học đường trong nhà trường THPT, cụ thể là:

- Hoạt động học tập của học sinh THPT có nội dung và tính chất của hoạt động học tập khác rất nhiều so với học sinh THCS. Sự khác nhau cơ bản đó là nội dung học tập của các em ngày một sâu hơn, tính năng động và tính độc lập ở mức cao hơn, sự phát triển về tư duy lý luận cũng sâu sắc hơn, thái độ học tập có ý thức của các em ngày càng phát triển. Do đó rất hợp với những hoạt động giáo dục theo chuyên đề.

- Học sinh THPT có các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường nên các em rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động giáo dục mang tính chất vận động mạnh.

- Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất, các em rất coi trọng việc sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi để khẳng định vị trí của mình trong nhóm. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn (yêu cầu sự chân thật, lòng vị tha, tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau…). Trong quan hệ với các bạn các em cũng nhạy cảm hơn, đó là khả năng xúc cảm và khả năng đáp ứng lại xúc cảm, đặc biệt là sự đồng cảm với người khác. Đây cũng là lứa tuổi bắt đầu có sự trưởng thành về giới tính, là giai đoạn của những nam thanh, nữ tú, mối quan hệ trong giao tiếp bạn bè phát triển mạnh, đặc biệt là đang bắt đầu quan tâm nhiều đến các mối quan hệ khác giới, nhiều HS lớp 11, 12 đã nảy sinh “tình yêu” ngay trong nhà trường.

- Việc giao tiếp ứng xử trong mối quan hệ giữa HS với GV cũng có nhiều thay đổi. Các em giao tiếp cởi mở, dễ chia sẻ hơn, nhưng lại có những phản ứng rất mạnh nếu gặp sự không đồng thuận, hoặc sự ngăn cấm một điều mà các em đang yêu thích từ GV.

- Học sinh THPT có khả năng tự ý thức tốt, đây là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của các em và cũng là đặc điểm thuận lợi trong giáo dục văn hóa học đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan- hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử… Các em có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành nội quy, quy định trong nhà trường.

Tất cả những điều nêu trên đã tạo nên những nét riêng trong môi trường văn hoá học đường của các trường THPT. Điều này được thể hiện ở hệ thống các giá trị, những chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho HS; ở tính chất của các mối quan hệ- giao tiếp- ứng xử giữa HS-HS, HS-GV; ở hình thức tổ chức hoạt động giáo dục HS; ở hệ thống những yêu cầu, quy định đối với học sinh trong quá trình học tập và tự rèn luyện ở nhà trường…

Như vậy, môi trường văn hoá học đường của học sinh THPT có những điểm khác biệt so với môi trường văn hóa học đường ở trường THCS. Những đặc điểm này sẽ chi phối nội dung và hình thức giáo dục văn hoá học đường, đồng thời chi phối công tác quản lý hoạt động giái dục văn hóa học đường cho HS THPT.

1.3.2. Nội dung giáo dục văn hóa hóa học đường cho học sinh THPT

Trên cơ sở lý luận về đặc điểm môi trường văn hoá học đường của các trường THPT và từ những nghiên cứu, tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả về nội dung văn hóa học đường, chúng tôi xây dựng một số nội dung giáo dục hành vi văn hoá học đường cho HS như sau:

1.3.2.1. Giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân

- Điều 17, Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [18]. Vì vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh THPT hiện nay là một nhiệm vụ của giáo dục phổ thông.

- Với học sinh THPT, các em có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội. Nhà trường có trách nhiệm giúp các em có những hiểu biết cần thiết nhất về thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị, lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ đó giúp học sinh THPT nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với tư cách là chủ thể của sự phát triển cá nhân, xã hội và tự nhiên.

- Lứa tuổi học sinh THPT có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt về nhân cách của mình. Các em có thể hiểu rõ bản thân thông qua những phẩm chất nhân cách như: lòng yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm…và những quan hệ nhiều mặt của nhân cách như: tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ… Giáo dục THPT là thời kỳ giáo dục trong đó học sinh được dẫn dắt để trở thành những người lớn vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình.

- Tuy nhiên, nhiều học sinh hiện nay thích những bộ phim, bài hát, bản nhạc từ nước ngoài mà không cần quan tâm nó có ý nghĩa gì. Đây là nhân tố làm nhân cách các em phát triển lệch lạc do hấp thụ những luồng văn hoá không lành mạnh. Vì thế cần giáo dục cho các em trách nhiệm trân trọng và kế thừa những giá trị văn hoá của dân tộc.

Như vậy, ở cấp học THPT, nhà trường rất cần tổ chức giáo dục văn hóa học đường, nhằm giáo dục và định hướng tinh thần trách nhiệm cho HS. Làm được điều đó sẽ giúp các em nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình rèn luyện đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách, phấn đấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vươn lên trong học tập. Đồng thời hình thành được thói quen chấp hành tự giác, tính tích cực chủ động trong cuộc sống.

Một số nội dung cơ bản trong giáo dục trách nhiệm cho học sinh THPT: - Trách nhiệm công dân với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với tư cách là chủ thể của sự phát triển cá nhân, xã hội và tự nhiên.

- Trách nhiệm trân trọng và kế thừa những giá trị văn hoá của dân tộc. - Trách nhiệm với cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình.

1.3.2.2. Hình thành động cơ, thái độ học tập tích cực cho học sinh

Xác định động cơ học tập sẽ thôi thúc HS học tập tích cực hơn, động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích. Nếu động cơ xác định đúng thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra, còn nếu không có động cơ học tập rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua được mọi khó khăn trong học tập.

Động cơ học tập của HS ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS, qua đó ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, chất lượng giảng dạy của nhà trường cũng như ảnh hưởng kết quả giáo dục của ngành giáo dục…

Các nội dung về hình thành động cơ, thái độ học tập tích cực của HS bao gồm: Trung thực trong học tập, thi, kiểm tra.

Ham học hỏi, cầu tiến, say mê học tập để trở thành người công dân có ích. Chăm chỉ học tập, tích cực học tập, rèn luyện, sáng tạo.

1.3.2.3. Hình thành những thói quen tích cực trong giao tiếp - ứng xử

- Đối với bản thân:

+ Luôn chăn chỉ, trung thực, giản dị, hòa đồng với mọi người. + Tôn trọng mình, không nói tục, chửi bậy.

+ Khi làm sai không bảo thủ, biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Đối với bạn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Yêu mến, quan tâm đến bạn; xây đựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh.

+ Luôn vui vẻ, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ bạn. - Đối với thầy cô giáo:

+ Kính trọng, yêu quý, biết ơn thầy cô giáo, nhân viên trong trường. + Khi gặp thầy cô giáo, nhân viên phải biết chào hỏi lễ phép, xưng hô đúng mực.

+ Không nói xấu thầy cô giáo và nhân viên trong trường.

+ Khi có vấn đề cấn giải quyết: trình bày và đề nghị thầy cô giáo, nhân viên giải quyết công việc tại trường; nội dung phản ánh, đề xuất, kiến nghị phải xuất phát từ lợi ích chung của tập thể và những yêu cầu chính đáng của người học.

+ Giúp đỡ khi thầy cô giáo gặp khó khăn.

1.3.2.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường văn hoá học đường

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường văn hoá học đường trong nhà trường không chỉ đơn thần là giúp môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện để HS phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng trong học tập. Qua đó còn giúp HS có được ý thức trách nhiệm, kĩ năng xây dựng và bảo vệ môi trường thuận lợi cho hoạt động học tập, làm việc của cá nhân. Một số nội dung cơ bản trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường văn hoá học đường cho học sinh gồm:

Người học coi trọng nền nếp, quy định của nhà trường, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của trường đề ra.

Tích cực tham gia các hoạt động phong trào hoạt động của nhà trường: các phong trào thi đua, các hoạt động chào mừng, các hoạt động chính trị xã hội.

Đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Về trang phục: trang phục của người học phải gọn gàng, lịch sự, có thể mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.

Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của nhà trường và của cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chấp hành đúng quy định về trật tự, vệ sinh môi trường học đường. Bỏ rác đúng nơi quy định.

Không vẽ, dán tùy tiện lên tường, lên bàn, ghế trong trường, trong lớp học. Không chặt, phá cây, bẻ cành các cây xanh trong trường.

Không buôn bán trái phép trong trường.

1.3.3. Các con đường giáo dục văn hoá học đường cho học sinh THPT

Giáo dục hành vi văn hoá học đường cho HS có thể tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau giúp cho việc hình thành hành vi và thói quen hành vi văn hoá học đường một cách thuận lợi, nhanh chóng và toàn diện. Sau đây là một số con đường cơ bản:

- Thông qua giảng dạy, học tập các môn học, đặc biệt là khoa học xã hội như các môn Ngữ văn, Giáo dục Kỹ năng sống, Kỹ năng giao tiếp... hoặc bằng các phương pháp lồng ghép hoặc tích hợp những tri thức về văn hoá học đường vào những phần phù hợp trong các môn học chính khóa. Thông qua con đường này, người học không những tiếp thu được hệ thống các giá tri văn hoá học đường một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất mà còn “góp phần sáng tạo ra các giá trị mới”.

- Thông qua chương trình hoạt động ngoại khóa: tổ chức các chủ đề về giáo dục văn hóa học đường, cách hoạt động xây dựng môi trường văn hoá học đường trong sạch, lành mạnh.

- Tổ chức các diễn đàn trao đổi về các vấn đề văn hóa học đường: các giá trị đạo đức- nhân văn trong nhà trường, vấn đề về trang phục, giao tiếp trong nhà trường, vấn đề về bạo lực học đường, các kỹ năng sống trong xã hội hiện đại, giáo dục hành vi văn hoá học đường ...

- Tổ chức cho người học tham gia các cuộc tuyên truyền vận động về văn hóa học đường, giáo dục hành vi văn hoá học đường như: xây dựng trường học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thân thiện, HS tích cực, xây dựng văn hóa nhà trường, phong trào nói không với tiêu cực trong thi cử, xây dựng văn hoá học đường cho HS.

- Giáo dục thông qua tập thể người học, vì trong tập thể đó “mỗi cá nhân sẽ lần lượt là người dạy lẫn người học”, học học hỏi các hành vi, hình thành các giá trị về văn hoá học đường một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục văn hoá học đường cho học sinh THPT

* Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THPT.

Các nhà tâm lý học phân chia sự phát triển tâm lý con người theo các giai đoạn lứa tuổi, trong đó lứa tuổi thanh niên được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếp trước (từ 11, 12 tuổi đến 16, 17 tuổi) và thời kỳ chuyên tiếp sau (từ 17, 18 tuổi đến 24, 25 tuổi). Theo các nhà tâm lý học thì HS THPT là những thanh niên ở giai đoạn chuyên tiếp sau.

Khi lấy người học làm trung tâm trong quá trình giáo dục, hiển nhiên không thể không coi trọng đặc điểm tâm sinh lí của HS. Một nhà sư phạm giỏi bao giờ cũng là một nhà tâm lí am hiểu tường tận đối tượng.

Từ THCS lên THPT là một bước biến đổi rõ rệt trong tâm lí, trong cách ứng xử của HS. Không ít người làm cha, làm mẹ ngỡ ngàng, lúng túng trước sự thay đổi này bởi nhiều khi vượt khỏi tầm hiểu biết, vượt khỏi thói quen lâu nay

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)