Chỉ đạo thực hiện đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động giáo

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 87)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.4. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động giáo

dục VHHĐ cho học sinh THPT

Học sinh THPT là lứa tuổi đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ nhưng lại có sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm ở tuổi thanh niên. Hơn nữa hiện nay các em đang được sống trong một xã hội phát triển, mọi thứ đều có sự thay đổi thường xuyên… Các em đang sống trong rất nhiều mối quan hệ và rất nhạy cảm với những tác động của các mối quan hệ này. Chính vì vậy muốn thực hiện thành công hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS thì cần có sự tác động nhiều chiều, theo nhiều cách khác nhau.

3.3.4.1. Mục đích

- Sử dụng nhiều hình thức giáo dục khác nhau là nhằm có thêm nhiều tác động giáo dục đến HS, sẽ tăng thêm hiệu quả giáo dục VHHĐ trong nhà trường; Giảm sự nhàm chán cho HS khi được tương tác bằng nhiều cách thức khác nhau, đối tượng khác nhau, làm tăng hứng thú trong quá trình học tập và hoạt động; Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục VHHĐ.

3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng dựa trên nội dung và mục đích giáo dục VHHĐ theo nhiệm vụ được giao của GV, hiệu trưởng yêu cầu các GV phải xây dựng kế hoạch, trong đó phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiệu trưởng xây dựng cơ chế khuyến khích GV tích cực sử dụng các hình thức giáo dục mới, phù hợp và có hiệu quả cao. Trong đó cần quan tâm đến việc hỗ trợ các điểu kiện để tổ chức hoạt động, có cơ chế khen thưởng hoặc đánh giá thi đua trong tổ chức các hoạt động.

- Hiệu trưởng tổ chức công tác bồi dưỡng kĩ năng, kinh nghiệm bằng nhiều hình thức, trong đó có thể thường xuyên thực hiện chỉ đạo điểm theo lớp, theo chuyên đề để bồi dưỡng đội ngũ.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa GV (đặc biệt là GV chủ nhiệm) với các tổ chức, đoàn thể để cùng tổ chức các hoạt động giáo dục khi cần có sự phối hợp.

- Có nhiều hình thức giáo dục khác nhau để GV có thể lựa chọn: giáo dục lồng ghép vào môn học chính khoá, thông quá tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các diễn đàn, thảo luận, thông qua các câu lạc bộ cùng sở thích, thông qua giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề,…. Để lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp với nội dung và đối tượng không khó đối với GV, nhưng trong thực tế GV đa phần do ngại khi tổ chức thực hiện nên GV hay có tâm lí lựa chọn những hình thức đơn giản (tích hợp vào môn học theo kiểu có nhắc đến, giáo dục chung không theo chủ đề trong giờ sinh hoạt, hoặc giáo dục bằng kinh nghiệm khi bắt lỗi học HS).

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, phải xây dựng được đội ngũ có năng lực trong thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Có cơ chế đánh giá thi đua, thưởng phạt rõ ràng về tiêu chí đa dạng hoá các hình thức giáo dục.

- Có chỉ đạo đồng bộ các lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lơi cho GV tổ chức các hình thức giáo dục mới và phù hợp.

- Có cơ chế rõ ràng trong phân công nhiệm vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng giáo dục khi phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)