Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, cách thức tổ chức đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.6. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, cách thức tổ chức đánh giá kết quả

giáo dục VHHĐ cho học sinh THPT

Trong mỗi hoạt động giáo dục nói chung của nhà trường, tổ chức thành công việc đánh giá kết quả hoạt động có vai trò quan trọng. Hoạt động này không chỉ cho biết kết quả thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra mà thông qua đó, nhà giáo dục có cơ sở khoa học để đánh giá cả quá trình thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh nếu chưa thực hiện hợp lý.

Muốn thực hiện được việc đánh giá tốt thì hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng được bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chí đánh giá chuẩn, đồng thời tổ chức tốt khâu đánh giá.

3.3.6.1. Mục đích

- Có tiêu chí đánh giá rõ ràng ngay từ đầu để GV có định hướng khi thực hiện nhiệm vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tạo sự chủ động trong đánh giá, có cơ sở để xây dựng thống nhất giữa mục tiêu chương trình, nội dung và mục tiêu đánh giá, nâng cao hiệu quả trong tổ chức các hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS trong trường.

- Đánh giá công bằng, khách quan, có kết quả chính xác làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động giáo dục cho thực sự phù hợp.

3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện

- Căn cứ mục tiêu, nội dung, đặc điểm của đối tượng để đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động. Đỏi hỏi phải có sự thống nhất về quan điểm trong các yếu tố trên, tránh để sảy ra việc mục tiêu đánh giá không đúng với mục tiêu đề ra và nội dung giáo dục. Mặt khác, khi thực hiện xây dựng bộ công cụ đánh giá cần công khai, dân chủ trong suốt quá trình: xây dựng tiêu chí, thống nhất tiêu chí để phát huy trí tuệ tập thể và sự chủ động trong các hoạt động giáo dục.

- Để xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chính xác, hiệu trưởng có thể thực hiện bằng nhiều cách:

+ Chia đội ngũ thành các nhóm chuyên môn có cùng nội dung giáo dục VHHĐ để tự họ xây dựng tiêu chí đánh giá, sau đó tổng hợp và lấy ý kiến của tập thể. Có thể chia thành các nhóm: nhóm giáo dục thông qua tích hợp theo môn học, nhóm giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhóm giáo dục của GV chủ nhiệm.

+ Hiệu trưởng thành lập nhóm chuyên gia để thực hiện công tác việc xây dựng tiêu chí đánh giá, sau đó mới lấy ý kiến của tập thể. Nhóm chuyên gia có thể gồn các thành phần: Ban giám hiệu, GV dạy các môn học có nhiều nội dung về tích hợp (ngữ văn, giáo dục công dân, sinh học…), GV có kinh nghiệm giáo dục tốt trong tổ chức các hoạt động, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch công đoàn.

- Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức đánh giá theo tiêu chí đã đề ra, đảm bảo chính xác, công bằng. Lấy kết quả đánh giá làm cơ sở xác định hiệu quả của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GV khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục VHHĐ cho HS, đồng thời là cơ sở để xem xét điều chỉnh hoạt động nếu hiệu quả không cao. Thực hiện đánh giá theo nhiều hướng để tổng hợp và đánh giá tính chính xác của kết quả:

+ GV tự thực hiện đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Ban giám hiệu tổ chức đánh giá qua hồ sơ, phiếu khảo sát, chất lượng thực tế của GV.

+ Đánh giá thông qua nhận thức của HS.

+ So sánh, thống nhất kết quả khảo sát, đánh giá.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải có nhận thức tốt, có khả năng trong việc xác định các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực để đưa ra tiêu chí đánh giá chuẩn xác.

- Thực hiện đánh giá phải đảm bảo khách quan, trung thực, chính xác.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)