Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Khái niệm văn hóa

. Năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy không dưới 164 định nghĩa về văn hóa. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này.

Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn tại Mehico do Unesco tổ chức năm 1982, trên cơ sở của 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, bản tuyên bố chung của hội nghị đó chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”.

: “

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

[15]

- .

Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên về văn hóa có thể hiểu: Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng.

Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người. Theo đó, văn hóa được xem như một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống trong xã hội. Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạo nên bộ mặt chung nhất của hệ thống văn hóa, còn những biểu hiện cụ thể của văn hóa nói chung của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thông qua các loại hình văn hóa.

* Môi trường văn hóa:

Môi trường văn hóa chính là sự vận động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu trữ và hưởng thụ các sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẩm vật chất và tinh thần của mình, là tổng hòa các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một không gian và thời gian xác định. Môi trường văn hóa bao gồm nhiều yếu tố hợp thành tạo nên các hệ thống nhất định. Đó là hệ thống những giá trị văn hóa (các giá trị), hệ thống những quan hệ văn hóa (cái mang giá trị), hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa (cái thực hiện giá trị) và hệ thống những thiết chế văn hóa (các định hướng giá trị). Mỗi hệ thống đều ở trong quá trình phát triển không ngừng chứ không phải là cái bất biến, xơ cứng. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó. Trong đó:

- Thành tố thứ nhất là hệ thống những giá trị văn hóa - Thành tố thứ hai là hệ thống những quan hệ văn hóa

- Thành tố thứ ba là hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa và cảnh quan văn hóa.

- Thành tố thứ tư là hệ thống những thiết chế văn hóa. Với ý nghĩa là tổng hòa các thành tố trên đây, môi trường văn hóa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và quá trình xây dựng con người. Bởi vì, văn hóa “trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho học sinh các trường thpt thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)