7. Phương pháp nghiên cứu
3.3.5. Tăng cường công tác phối hợp giữa Nhà trường Gia đình Xã hộ
cùng tham gia hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh THPT
Trường học là một đơn vị có tính độc lập tương đối với các đơn vị khác, nhưng trong công tác giáo dục, nhiều nội dung giáo dục mà nếu chỉ có nhà trường thực hiện thì không thể đạt được kết quả như mong muốn. Do đó trong hoạt động giáo dục rất cần có sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội, Hội cha mẹ HS. Giáo dục VHHĐ là một vấn đề của hoạt động giáo dục nói chung và có tính đặc thù khi nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến những lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Việc tổ chức phối hợp giữa Nhà trường với Gia đình và Xã hội, để cùng tham gia giáo dục VHHĐ cho HS có vai trò rất quan trọng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Theo chúng tôi, ba lực lương trên có nhiệm vụ và chức năng độc lập nhưng có cùng đối tượng, cùng mục đích, cùng giữa vai trò quan trọng như nhau trong hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS, do đó không thể có kết quả phối hợp tốt nếu một bên thiếu hoặc yếu hơn bên còn lại. Ba lực lượng này có thể được ví như “ba chân của một cái kiềng”. Vì vậy việc tăng cường công tác phối hợp với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể có liên quan để cùng tham gia hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS là rất quan trọng.
3.3.5.1. Mục đích
- Phát huy vai trò, chức năng của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và hội cha mẹ HS để cùng tham gia công tác giáo dục VHHĐ.
- Xây dựng môi trường giáo dục văn hoá thuận lợi cả trong và ngoài nhà trường để HS có khả năng tự giáo dục, rèn luyện mọi lúc, mọi nơi.
- Đa dạng hoá các hình thức giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực trong tổ chức các hoạt động giáo dục VHHĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện
- Hiệu trưởng căn cứ các nhiệm vụ giáo dục nói chung và nhiệm vụ giáo dục VHHĐ cho HS nói riêng để có các văn bản đề nghị, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Hội cha mẹ HS theo các nhiệm vụ tương ứng với chức năng của đơn vị cần phối hợp. Trong đó, các lực lượng thường có sự phối hợp nhiều theo chỉ đạo bằng văn bản của cấp trên là:
+ Công an địa phương trong việc thực hiện phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh trường học theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo và Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT/ BGD&ĐT-BCA ngày 20/11/2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an và Quyết định số 228/QĐ-Sgiáo dụcĐT ngày 15/3/2010 của Sở giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh về việc thực hiện nghiêm túc công tác phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học.
+ Phối hợp với Thành đoàn Hạ Long trong việc tổ chức thực hiện Chương trình số 355/CTr-BGD&ĐT-TWĐTN ngày 25/3/2013 về phối hợp hoạt động giữa Bộ giáo dục và Đào tạo với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017.
+ Phối hợp với Hội cha mẹ HS để cùng thực hiện theo Chỉ thị 71/2008/CT-BGD&ĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục HS, sinh viên.
Trong quá trình phối hợp, hai bên thống nhất xây dựng quy chế phối hợp để chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và chủ động trong phối hợp, trong đó nội dung chính của công tác phối hợp nhằm giáo dục VHHĐ cho HS là :
+ Cùng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường: tuyên truyền về pháp luật, luật an toàn giao thông, trợ giúp pháp lí; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nơi địa bàn dân cư, phối hợp quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
HS khi rời nhà trường sau ngày học hay về địa phương sinh hoạt hè; đối với gia đình, đây là môi trường rất quan trọng đối với HS, nếu gia đình hoà thuận, mọi người thương yêu đoàn kết thì HS sẽ phát huy tốt những kiến thức, kĩ năng, bộc lộ thái độ và hình thành vững chắc hành vi văn hoá mà các em đã được học tập và rèn luyện ở nhà trường và ngược lại nếu là môi trường xấu, có thể làm thui trột hoàn toàn văn hoá tích cực mà các em có được từ hoạt động giáo dục nhà trường.
Tổ chức họp, đánh giá, rút kinh nghiệm định kì theo quý, kì, năm học hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ.
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững các nội dung giáo dục cần phối hợp để chủ động khi làm việc với các bên.
- Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội rất cần sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương trong công tác.