Xác định dòng chảy môi trường sinh thái cho vùng hạ du các điểm kiểm

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 118 - 120)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

4.3.4Xác định dòng chảy môi trường sinh thái cho vùng hạ du các điểm kiểm

Dòng chảy đến tuyến đập Đô Lương và cống Nam Đàn ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho các mục đích dân sinh còn cần phải luôn luôn duy trì một lượng cho môi trường. Để đảm bảo nhu cầu này, luận văn sẽ tính toán thành phần dòng chảy môi trường theo phương pháp dòng chảy môi trường nền. Theo đó, dòng chảy môi trường sẽ được lấy theo hai phương pháp:

+ Dòng chảy môi trường nền bằng lưu lượng tháng kiệt nhất (III) ứng với tần suất 95%.

+ Dòng chảy môi trường nền bằng 10% chuẩn dòng chảy năm Q0

• Như vậy, Qmt tại điểm kiểm soát đập Đô Lương sẽ được xác định bởi số liệu trạm thủy văn Dừa

- Dòng chảy môi trường nền bằng lưu lượng tháng kiệt nhất (III) 95% tại Dừa. Kết quả tính toán Qmt= 71.9m3/s. (Đường tần suất lý luận tháng kiệt nhất tại Dừa được trình bày trong hình 4.6)

- Dòng chảy môi trường nền bằng 10% chuẩn dòng chảy năm tại Dừa. (Qmt= 42.3m3/s, Chuẩn dòng chảy năm đã được tính toán tại mục 4.1).

• Qmt tại điểm kiểm soát Cống Nam Đàn sẽ được xác định bởi số liệu trạm thủy văn Yên Thượng

- Dòng chảy môi trường nền bằng lưu lượng tháng kiệt nhất (III) 95% tại Yên Thượng. Kết quả tính toán Qmt= 77.7m3/s. (Đường tần suất lý luận tháng kiệt nhất tại Yên Thượng được trình bày trong hình 4.7)

- Dòng chảy môi trường nền bằng 10% chuẩn dòng chảy năm tại Yên Thượng. (Qmt= 48.8m3/s, Chuẩn dòng chảy năm đã được tính toán tại mục 4.1)

Hình 4. 7Đường tần suất dòng chảy trung bình tháng kiệt nhất trạm Yên Thượng

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 118 - 120)