Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng lưu vực sông Cả

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 40 - 41)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.4 Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng lưu vực sông Cả

Đặc điểm địa chất trong vùng khá phức tạp.Đới Trường Sơn bắc, đới Phu Hoạt trên lưu vực sông Hiếu, đới Sầm Nứa thượng nguồn sông Cả. Do sự nâng lên và hạ xuống đã tạo nên những nếp đứt gãy phân tầng chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tạo nên sự phân cách riêng biệt giữa hệ thống sông chính và các sông nhánh lớn cấp I. Trong lưu vực các đứt gãy lớn bao gồm:

Đứt gãy sâu sông Cả kéo dài theo hướng Tây Bắc -Đông Nam đây là một đứt gãy trượt bằng phải có yếu tố thuận, góc dốc mặt trượt 65º cắm về Đông Bắc có biên độ dịch chuyển ngang tới hơn 100m và biên độ dịch chuyển đứng hơn 100m. Đứt gãy này được đánh giá hình thành đồng thời với địa hào Neogen;

Đứt gãy sâu Rào Nậy kéo dài hơn 100 km theo hướng Tây Bắc -Đông Nam góc dốc từ 80º đổ về Tây Nam sâu đến 32 m với cự ly dịch chuyển móng 1.5 km;

Cả hai đứt gãy trên được xếp loại II . Ngoài ra còn rất nhiều đứt gãy khác có quy mô nhỏ hơn hình thành và phát triển do hoạt động kiến tạo ảnh hưởng tới các đứt gãy phổ biến chạy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam. Một số là Đông Bắc -Tây Nam phân chia lưu vực thành nhiều khối khác nhau .Phần lớn các đứt gãy là nông , một số là đứt gãy ngang.

Ở miền núi đất đai chủ yếu là đất trầm tích đá quặng chứa nhiều Mica và Thạch Anh có xen kẽ đá vôi. Đất đá vùng trung du chủ yếu là đất đá bị phong hoá mạnh như đất Bazan xốp nhẹ, đất vùng đồng bằng chủ yếu là đất trầm tích giàu chất sét

2.2 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 2.2.1 Mạng lưới các trạm khí tượng, thủy văn

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)