V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2 Phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên lưu vực đã có bước chuyển dịc h đáng kể theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa . Nhưng tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo . Cơ cấu chung nền kinh tế lưu vực vẫn là Nông lâm nghiệp -Dịch vụ- Công nghiệp. Trong đó nông nghiệp chiếm 43-46% công nghiệp chỉ chiếm 18.9% trong GDP.
2.3.2.1 Nông nghiệp
a. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của lưu vực sông Cả là 3,0 triệu ha kể cả vùng hưởng lợi. Trong đó đất có khả năng nông nghiệp là 372.976ha, đất đã sử dụng vào nông nghiệp năm 1999 là 278.287 ha, như vậy diện tích đất còn khả năng phục vụ cho nông nghiệp là 104.699 ha.
Đất lâm nghiệp toàn lưu vực là 2.328.734 ha chiếm 77,62% diện tích toàn lưu vực, trong đó miền núi có 1.841.803 ha và đồng bằng là 106.902 ha.
b. Trồng trọt :
Trên lưu vực sông Cả loại cây được trồng chủ yếu là cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong đó cây lúa chiếm 79% sản lượng lương thực của cả vùng. Về canh tác lúa, trong một năm có 3 vụ: vụ Chiêm Xuân, Vụ Hè Thu và vụ Mùa, từ 1985 đến nay diện tích lúa Chiêm Xuân ổn định khoảng 160.000 ha, vụ Hè Thu tăng từ 40.000 đến 70.000 ha nhưng lúa mùa giảm 30.000 ha.
Trong những cây lương thực được trồng chủ yếu trên lưu vực sông Cả ngoài cây lúa còn phải kể đến cây ngô. Diện tích trồng ngô ở đồng bằng và trung du tăng lên khá nhiều, năng suất bình quân đạt 12 đến 15 tạ/ha, năm 1999 đạt tới 27tạ/ha.
Trong các cây công nghiệp ngắn ngày được trồng thì cây lạc được trồng phổ biến nhất, năng suất bình quân hàng năm đạt từ 4 đến 16 tạ/ha. Ngoài cây lạc ra còn có các cây khác như bông, gai, cói, vừng, đậu, mía, thuốc lá…cũng được trồng khá phổ biến nhưng thường ở những diện tích nhỏ và chưa được tập trung thành những vùng chuyên canh lớn.
c. Chăn nuôi
Trên lưu vực sông Cả các loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình với mục đích chính để cầy kéo, cung cấp thịt cho đời sống và xuất khẩu. Từ 1995 đến nay xu thế chăn nuôi theo quy mô trang trại ngày càng được tăng lên, một số hộ gia đình có quy mô đàn bò từ 20 đến 40 con, trâu và lợn từ 30 đến 50 con.
Nhìn chung nền nông nghiệp trên lưu vực trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên
2.3.2.2 Công nghiệp
Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như: Than ở Khe Bố, Tương Dương, thiếc ở Quỳ Hợp, Quế Phong. …. đang được các đơn vị quốc doanh của Tỉnh và Trung Ương khai thác.Các ngành công nghiệp
khác như: Dệt, thuộc da, chế biến lương thực, giấy, sành sứ thuỷ tinh… đều ở quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh và một số thị trấn huyện, Cơ cấu thành phần công nghiệp gồm có: Quốc doanh, tập thể và cá thể.
Ngành tiểu thủ công nghiệp cũng mới bắt đầu được phát triển nhưng tổng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp đã chiếm 68% sản lượng công nghiệp (năm 1999), cơ cấu nghành tiểu thủ công nghiệp gồm hai thành phần tập thể và cá thể
2.3.2.3 Thuỷ sản
Lưu vực sông Cả và vùng hưởng lợi có hơn 100km bờ biển và mạng lưới sông ngòi khá dầy là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật nên ngành thuỷ sản mới hoạt động ở dạng khai thác các nguồn lợi tự nhiên sẵn có mà chưa phát triển được khâu nuôi trồng bởi vậy mà trên lưu vực nghiên cứu thuỷ sản mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thu nhập của toàn vùng
2.3.2.4 Thủy lợi:
Lưu vực sông Cả là vùng phải chịu nhiều khắc nghiệt của thiên tai. Chính vì thế hệ thống các công trình thủy Lợi là rất cần thiết cho vùng. Các hệ thống thuỷ nông lớn trong vùng:
- Hệ thống Bắc (Đô Lương - Diễn - Yên - Quỳnh) (1932-1937) - Hệ thống Nam (Nam - Hưng - Nghi) (1936-1945)
- Hệ thống sông Nghèn
- Các hồ chứa và trạm bơm nằm dọc theo dòng chính và dòng nhánh sông Cả.