Hiện trạng khai thác sử dụng nước cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 63 - 73)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nước cho nông nghiệp

3.1.1.1 Vùng thượng nguồn sông Cả

Vùng thượng nguồn sông Cả được tính từ Con Cuông trở lên bao gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Đây là vùng có nguồn nước dồi dào nhất nhưng lại là vùng có ít diện tích được tưới nhất. Nguồn nước tưới chủ yếu cho vùng này được lấy từ hồ, đập trên các sông, suối nhánh.Tính đến 2013, trên vùng này có 1 trạm bơm Châu Khê thuộc xã Châu Khê, huyện Con Cuông sử dụng nguồn nước mặt dòng chính sông Cả để cung cấp nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp của 2 xã Châu Khê và Chi Khê.

3.1.1.2 Vùng trung du sông C

Vùng trung du sông Cả gồm 3 huyện: Anh Sơn, Đô Lương và Thanh Chương. Trên dòng chính sông Cả, ngoài hệ thống đập dâng Đô Lương cung cấp nước tưới, sinh hoạt, công nghiệp cho 4 huyện: Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An còn lại là các trạm bơm nhỏ (32 trạm bơm) phục vụ tưới cho phần diện tích đất nông nghiệp còn lại.

a) Đập dâng Đô Lương

Đập dâng Đô Lương thuộc Thị trấn Đô Lương có nhiệm vụ đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp của 4 huyện: Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hệ thống thủy lợi Đô Lương gồm: đập dâng Đô Lương, hệ thống kênh dẫn chính và các kênh nhánh, các cống điều tiết, trạm bơm trên kênh. Trong đó, tổng chiều dài kênh chính khoảng 56,0km lấy nước qua cống điều tiết Mụ Bà chảy qua địa bàn các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Trên kênh chính, ngoài cống điều tiết Mụ Bà ở đầu

kênh còn có các cống điều tiết Hiệp Hòa, Đạo Lý, Phúc Tăng, Quy Lăng, Yên Lý và cống điều tiết cuối cùng N28 trước khi chảy ra biển.

Hình 3. 1Vị trí đập Đô Lương

Hình 3. 2Sơ đồ thẳng trục kênh chính hệ thống thủy lợi Đô Lương

Các thông số đập dâng Đô Lương:

- Số cửa: 13 cửa (12 cửa tràn và 01 cửa xả cát) - Chiều rộng cửa tràn: 23m

- Chiều rộng cửa xả cát: 24,7m

- Cao trình ngưỡng tràn đảm bảo lấy nước vào cống Mụ Bà: 9,80m (ứng với lưu lượng lấy thiết kế 31,7 m3

/s) và 10,10m (ứng với lưu lượng lấy lớn nhất 36,45 m3/s).

Kênh chính nằm bên bờ trái dòng chính sông Cả và ngay trước đập dâng Đô Lương, có lưu lượng chuyển nước đầu kênh theo thiết kế là 31,7 m3/s và lưu lượng lớn nhất qua kênh là 36,45 m3/s để đảo bảo lấy đủ nước qua cống Mụ Bà (thực tế lưu lượng lấy nước đầu kênh vào khoảng 28-29 m3

/s). Kênh dài khoảng 65,0km và điểm cuối kênh thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu. Việc khai thác nước trênkênh do các cống điều tiết và hệ thống các trạm bơm.

b) Các trạm bơm tưới trên sông Cả (đoạn chảy qua huyện Anh Sơn đến phía trước đập dâng Đô Lương)

Khu vực này có tât cả 13 trạm bơm đang hoạt động trên dòng chính sông Cả. Trong đó có 5 trạm bơm thuộc huyện Anh Sơn và 8 trạm bơm thuộc huyện Đô Lương với tổng diện tích tưới 2784,6ha trong 2 vụ Đông Xuân (từ tháng 1 đến tháng 5) và Hè Thu (từ tháng 6 đến tháng 9).

• 5 trạm bơm thuộc huyện Anh Sơn thuộc quản lý của công ty TNHH một thành viên thủy lợi Anh Sơn, với tổng diện tích tưới là 1752,6ha.

• 8 trạm bơm thuộc huyện Đô Lương thuộc quản lý của ủy ban nhân dân các xã, với tổng diện tích tưới là 1032ha.

Bảng 3. 1Thống kê các trạm bơm trên đoạn sông Cả từ huyện Anh Sơn tới đập dâng Đô Lương

TT Tên công trình Huyện Năm xây dựng Số máy Loại máy Diện tích thực tế (ha)

1 TB Khai Sơn Khai Sơn Anh Sơn 1990 2 410 112,6

2 TB Thạch Sơn Thạch Sơn Anh Sơn 1992 2 320 200

3 TB Tường Sơn Tường Sơn Anh Sơn 1992 3 320 520

4 TB Lĩnh Sơn 1 Lĩnh Sơn Anh Sơn 1992 2 410 520

TT Tên công trình Huyện Năm xây dựng Số máy Loại máy Diện tích thực tế (ha)

6 TB Ngọc sơn Ngọc sơn Đô Lương 1996 2 410 120

7 TB Lam sơn Lam sơn Đô Lương 2011 2 410 152

8 TB bồi sơn Bồi sơn Đô Lương 1966 2 410 120

9 TB khả phong Nam sơn Đô Lương 2011 2 410 150

10 TB xóm 4 Bắc sơn Đô Lương 1985 2 410

320

11 TB xóm 8 Bắc sơn Đô Lương 1985 2 410

12 TB xóm 1 Bắc sơn Đô Lương 1984 1 410

13 TB số 1 Đặng sơn Đô Lương 1982 3 410 170

Hiện trạng cấp nước: Nhìn chung khu vực này, các trạm bơm vẫn cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Thời gian bơm nước tưới tập trung của các trạm khá giống nhau.

- Vụ Đông Xuân: có 7 thời kì lấy nước tập trung

Đợt 1 2 3 4 5 6 7

Thời gian 9/1-18/1 1/2-10/2 15/2-25/2 9/3-15/3 26/3-30/3 2/4-10/4 20/4-10/5

- Vụ Hè Thu: có 6 thời kì lấy nước tập trung

Đợt 1 2 3 4 5 6

Thời gian 1/6-5/6 15/6- 5/6 9/7-15/7 15/7-30/7 10/8-15/8 25/8-10/9 Trong các tháng mùa kiệt, việc lấy nước khó khăn hơn, đặc biệt vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, thời gian này là thời gian kiệt nhất trong năm. Trước năm 2010 (trước khi thủy điện Bản Vẽ và Khe Bố đi vào khai thác), vào mùa kiệt các trạm bơm đa phần vẫn lấy được nước bình thường nhưng từ năm 2010 đến nay, mực nước vào mùa kiệt giảm mạnh, các trạm hầu hết đều phải nạo vét bể hút, đắp kè dẫn nước hoặc phải nối thêm ống mới lấy đủ nước.

c)Các trạm bơm tưới trên sông Cả (đoạn sông tính từ đập Đô Lương đến huyện Thanh Chương)

Khu vực này có 19 trạm bơm, trong đó 5 trạm thuộc huyện Đô Lương và 14 trạm thuộc huyện Thanh Chương với tổng diện tích tưới 5200ha trong 2 vụ Đông Xuân (từ tháng 1 đến tháng 5) và Hè Thu (từ tháng 6 đến tháng 9).

Bảng 3. 2Thống kê các trạm bơm trên đoạn sông Cả từ huyện Thanh Chương tới đập dâng Đô Lương

TT Tên công trình Huyện Năm

XD

Tổng

(ha) Số máy Công suất (m3/h)

1 TB Lưu Sơn Lưu Sơn Đô Lương 1972 355 4 410

TT Tên công trình Huyện Năm XD

Tổng (ha)

Số máy Công suất (m3/h)

3 TB Thuận Sơn Thuận Sơn Đô Lương 1985 244 2 410

4 TB Trung Sơn Trung Sơn Đô Lương 1985 324 3 410

5 TB thị trấn TT Đô Lương Đô Lương 162 2 410

6 TB. Rú Đùng Thanh Yên Thanh Chương 445 3 410

7 TB. Rào Gang Thanh Khai Thanh Chương 2002 322 3 980

8 TB. Cát Văn Cát Văn Thanh Chương 540 3 410

9 TB. Đò Cung Cát Văn Thanh Chương 140 2 410

10 TB. Phong Lam Phong Thịnh Thanh Chương 135 2 410

11 TB. Số 1 Thanh Tiên Thanh Chương 681 1 300

12 TB. Số 1 Thanh Lĩnh Thanh Chương 157 3 410

13 TB. Đồng Văn TT. Dùng Thanh Chương 1963 349 2 1200

14 TB. TT Dùng TT. Dùng Thanh Chương 30 1 410

15 TB. Thanh Văn

(Văn Long) Thanh Văn Thanh Chương 68 4 410

16 TB. Rạng Thanh Văn Thanh Chương 1963 522 4 410

17 TB. Trùa (Lam

Sơn) Ngọc Sơn Thanh Chương 70 2 410

18 TB. Số 3 Xuân Tường Thanh Chương 35 1 1000

19 TB. Số 5 Xuân Tường Thanh Chương 181 1 300

Hiện trạng cấp nước: (Về cơ bản, hiện trạng lấy nước vào mùa kiệt giống với đoạn sông từ Anh Sơn tới đập dâng Đô Lương) 5 trạm bơm thuộc huyện Đô Lương có thời kì lấy nước giống các trạm bơm phía trước đập dâng Đô Lương. Còn 14 trạm bơm thuộc huyện Thanh Chương có thời kì lấy nước tập trung như sau:

- Vụ Đông Xuân: có 6 thời kì lấy nước tập trung

Đợt 1 2 3 4 5 6

Thời gian 9/1-13/1 28/1-15/2 27/2-15/3 20/3-31/3 20/4-30/4 1/5-5/5

- Vụ Hè Thu : có 7 thời kì lấy nước tập trung

Đợt 1 2 3 4 5 6 7

Hình 3. 4Một số trạm bơm từ đập Đô Lương đến huyện Thanh Chương 3.1.1.3 Vùng hạ lưu sông Cả

Vùng hạ lưu sông Cả gồm các huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, dòng chính sông Cả chảy đến Chợ Tràng nhập với Sông La bên bờ hữu rồi chảy ra biển tại Cửa Hội (đoạn này gọi là sông Lam).

a) Cống Nam Đàn

Cống Nam Đàn thuộc thị trấn Nam Đàn huyện Nam Đàn có nhiệm vụ chính là điều tiết cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ sản xuất cho toàn bộ hệ thống Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh, TX Cửa Lò với lưu lượng thiết kế 32,0m3/s. Cống do người Pháp xây dựng vào thời kỳ 1936 - 1939 trải qua 2 cuộc chiến tranh, nhiều lần bị máy bay bắn phá nên cống đã bị xuống cấp. Từ khi cống được xây dựng đến nay cũng đã được sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn chỉ mang tính

chất xử lý cục bộ, chắp vá. Cống Nam Đàn là công trình đầu mối lấy nước từ sông Lam vào kênh dẫn tạo nguồn cấp nước cho các trạm bơm tưới trong khu vực. Cống còn làm nhiệm vụ ngăn lũ và kết hợp giao thông thuỷ.

Cống bằng bê tông cốt thép có các chỉ tiêu:

- Khẩu độ: 4 cửa x2 m = 8m. - Âu thuyền: 1x5 m = 5m. - Cao độ đáy cống: - 1,30m.

- Mực nước thiết kế: Thượng lưu : + 1,05m Hạ lưu : + 0,903m

Hình 3. 5Cống Nam Đàn cũ

Cơ chế vận hành: các cửa cống được vận hành bằng tay quay. Lưu lượng thiết kế qua cống là 32 m3

/s, thực tế nhu cầu hiện tại là 42 m3

/s (bao gồm dân sinh, công nghiệp và nông nghiệp).

- Điều kiện lấy được nước vào trong kênh: H sông> H kênh. - Điều kiện đảm bảo đủ nước cho hệ thống: Hkênh≥ +1,70m.

Hình 3. 6Sơ đồ hệ thống cống Nam Đàn- Bến Thủy- Nghi Quang

b) Các trạm bơm khai thác, sử dụng cấp nước tưới

Trên đoạn sông này, có 18 trạm bơm nằm trên 2 huyện là Nam Đàn và Hưng Nguyên, với tổng diện tích tưới 4617ha.

Bảng 3. 3Thống kê các trạmbơm vùng hạ lưu sông Cả

TT Tên công trình Vị trí/ Xã Huyện Năm XD Tổng (ha) Số máy Công suất (m3/h)

1 TB. Xuân Lâm Xuân Lâm Nam Đàn 200 4 1000

2 TB. Số 2 Hồng Long Nam Đàn 1985 197 3 1000

3 TB. Số 1 Hồng Long Nam Đàn 1985 106 2 1000

4 TB. Rú Gềnh Hùng Tiến Nam Đàn 224 2 1000

5 TB. xã Nam Tân Nam Tân Nam Đàn 1994 465 3 480

6 TB. Rú Đụn Văn Diên Nam Đàn 150 2 1000

TT Tên công trình Vị trí/ Xã Huyện Năm XD Tổng (ha) Số máy Công suất 1979

8 TB. Nam Trung Nam Trung Nam Đàn 750 6 1000

9 TB. Đại Đồng 1 Nam Thượng Nam Đàn 1985 167 4 410

10 TB. Số 1 Nam Lộc Nam Đàn 150 3 1000

11 TB. Du Du Khánh Sơn Nam Đàn 40 2 1000

12 TB. số 1 Hưng Nhân Hưng Nguyên 40 1 1000

13 TB. số 2 Hưng Nhân Hưng Nguyên 30 1 1000

14 TB. Địa phương Hưng Lam Hưng Nguyên 150 2 1540

15 TB. Hưng Xuân Hưng Xuân Hưng Nguyên 150 4 2000

16 TB. Chính Hưng Lĩnh Hưng Nguyên 300 3 1000

17 TB. Chợ Vực Hưng Xá Hưng Nguyên 120 2 800

18 TB. Số 3 Hưng Nhân Hưng Nguyên 30 1 1000

Hiện trạng cấp nước: Các máy bơm này phục vụ bơm tưới trong 2 vụ là Đông Xuân (từ 15/12 đến 1/5) và Hè Thu (từ 1/5 đến 15/8).

- Vụ Đông Xuân: có 7 thời kì lấy nước tập trung

Đợt 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian 15/12- 25/12 5/1-12/1 25/1-30/1 10/2-17/2 30/2-10/3 25/3- 5/4 15/4- 25/4

- Vụ Hè Thu : có 8 thời kì lấy nước tập trung

Đợt 1 2 3 4 5 6 7

Thời gian 1/5-7/5 20/5-25/5 30/5-10/6 20/6-25/6 2/7-10/7 20/7-

27/7 3/8-5/8 10/8-

13/8

Trong các tháng mùa kiệt, việc lấy nước khó khăn hơn, đặc biệt vào tháng 3 thời gian này là thời gian kiệt nhất trong năm. Việc lấy nước trong tháng 3 của các trạm bơm trong vùng này phụ thuộc nhiều vào thủy triều nên các trạm chủ yếu tập trung vào bơm ban đêm khi có thủy triều lên, thời gian bơm trong giai đoạn này chỉ từ 4-6 tiếng một ngày. Còn tại các đợt bơm khác, các trạm thường bơm 24/24h.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)