0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phương pháp thủy lực (Hydraulic rating methods)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TRÊN DÒNG CHÍNH LƯU VỰC SÔNG CẢ (Trang 27 -29 )

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2. Phương pháp thủy lực (Hydraulic rating methods)

Phương pháp thuỷ lực là phương pháp dùng các kết quả tính toán dựa trên mặt cắt ướt, độ sâu, tốc độ dòng chảy hoặc các biến số khác như là các chỉ thị môi trường. Các phương pháp tiếp cận và sử dụng như Phương pháp dòng chảy tối thiểu

thoả mãn một hay nhiều mục tiêu thuỷ lực, Phương pháp Wetted Perimeter và Phương pháp R-2Cross. Đối với hầu hết các phương pháp thuỷ lực đã được sử dụng, mục tiêu của nó là duy trì môi trường sống cho các loài cá, đặc biệt là có sự liên hệ với các hồ nuôi. Phương pháp này dựa trên cơ sở giả thiết rằng các điều kiện thuỷ lực tại các điểm dẫn nước đều có những thông số môi trường tốt và do vậy, chỉ cần duy trì dòng chảy ở mức thấp (hoặc cao hơn 1 chút) cũng duy trì được mật độ phân bố của các loài sinh vật tiêu biểu. Tuy nhiên, các phương pháp này thường được ứng dụng với các con sông cạn, ít bị tác động của con người.Lợi thế của phương pháp này là không đòi hỏi nhiều các số liệu lịch sử.

Nhìn chung, phương pháp thuỷ văn, thuỷ lực ít tốn kém, được sử dụng khi những biến đổi lớn của cơ chế dòng chảy chỉ xảy ra khi dòng chảy tự nhiên thấp hoặc khi mục tiêu giới hạn ở những tác động xuất hiện vào thời gian dòng chảy tự nhiên thấp.

Các phương pháp thủy lực sử dụng sự thay đổi về các đặc trưng thủy lực như chu vi ướt hay độ sâu dòng chảy lớn nhất, diện tích lòng sông có nước thường xuyên để xác định DCMT. Chúng đưa ra các chỉ số đơn giản về môi trường trong sông ứng với một giá trị lưu lượng cho trước. Theo kinh nghiệm, các sông nông và rộng thì chu vi ướt nhạy cảm đối với sự thay đổi của dòng chảy hơn các sông hẹp và sâu.

Tại vị trí mà quan hệ chu vi ướt và lượng nước trong sông xuất hiện điểm uốn sẽ có chu vi ướt mặt cắt lớn nhất và đó cũng là giá trị lưu lượng làm ngập bãi và vùng đất ngập nước ven sông. Giá trị lưu lượng tại vị trí này có thể phân tích xem xét và có thể lấy làm giá trị dòng chảy môi trường cần duy trì trong sông.

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ và Úc và một nhà nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề trong việc cố gắng xác định các gia trị lưu lượng ngưỡng mà dưới các giá trị này, chu vi ướt giảm rất nhanh. Do hạn chế này, phương pháp sẽ phù hợp trong việc hỗ trợ ra quyết định theo các kịch bản và các cuộc đàm phán phân bổ nước hơn là để xác định một giá trị ngưỡng sinh thái.

Các phương pháp phân tích sử dụng các tài liệu về sinh thái có xu hướng dựa trên các kỹ thuật thống kê liên quan đến các thông số độc lập như dòng chảy và các thông số phụ thuộc như số lượng các chỉ số về cấu trúc cộng đồng được tính toán từ danh sách các loài.Ưu điểm của loại phương pháp này là nó trực tiếp đề cập đến hai vấn đề là dòng chảy và sinh thái, đồng thời cũng trực tiếp xét đến bản chất của sông nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp cũng có một số hạn chế sau:

- Rất khó hoặc thậm chí không thể có được các chỉ số sinh học chỉ nhạy cảm với dòng chảy mà không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như cấu trúc môi trường sống và chất lượng nước. Các chỉ số sinh học đã xây dựng cho việc giám sát chất lượng nước nên được sử dụng một cách thận trọng

- Thiếu cả số liệu thủy văn và số liệu sinh học thường là một khó khăn và đôi khi các số liệu đã thu thập lại được phục vụ cho các mục đích khác và không phù hợp.

- Chuỗi dòng chảy và các chỉ số sinh thái có thể độc lâp nhau. Điều này ảnh hưởng đến các giả thiết của các kỹ thuật thống kê cổ điển và cần phải lưu ý

Các giá trị DCMT được xác định từ một đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa các đặc trưng thủy lực với lưu lượng, thông thường bằng cách xác định các điểm gián đoạn của đường cong, tại đó xảy ra sự giảm đáng kể về chất lượng môi trường sống cùng với sự giảm về lưu lượng. Người ta cho rằng việc đảm bảo giá trị ngưỡng nào đó của thông số thủy lực đã chọn ở một mức độ của dòng chảy đã bị biến đổi sẽ duy trì các sinh vật thủy sinh và tính nguyên vẹn của hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TRÊN DÒNG CHÍNH LƯU VỰC SÔNG CẢ (Trang 27 -29 )

×