Đặc điểm thủy văn trên các sông chính của lưu vực sông Cả

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 53 - 60)

V. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3 Đặc điểm thủy văn trên các sông chính của lưu vực sông Cả

2.2.3.1 Đặc điểm mạng lưới sông ngòi

Hệ thống sông Cả có mật độ lưới sông 0,6km/km2. Những vùng mưa lớn như sông Hiếu, sông La, sông Giăng mật độ lưới sôn cao hơn đạt từ 0,7÷ 0,9 km/km2. Các sông suối ngắn và dốc đổ vào dòng chính sông Cả, có tổng số 44 sông nhánh cấp I, có diện tích nhỏ nhất như Khe Trò là 20km2 và diện tích lớn nhất là sông Hiếu đạt tới 5.340km2

.

Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc tỉnh Xiêm Khoảng bên Lào có độ cao đỉnh núi 2.000m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam, cách cửa biển 40km chảy theo hướng Đông Nam đổ ra biển tại Cửa Hội. Sông Cả không có phân lưu, toàn bộ lượng nước về mùa lũ và mùa kiệt đều được chảy ra biển tại Cửa Hội. Các sông nhánh lớn như sông Hiếu, sông Giăng, sông La đều đổ vào đoạn trung hạ lưu sông Cả. Những sông này đều bắt nguồn từ vùng có lượng mưa năm lớn đạt từ 2.000m bên sông Hiếu, 2.100 ÷ 2.400mm bên sông Giăng , sông La đã bổ sung nguồn nước đáng kể cho hạ du sông Cả. Dòng chính sông Cả già và ổn định bãi bồi. Chiều rộng đoạn sông ở thượng nguồn từ 50 ÷ 60m, phần trung du từ 60 ÷ 150m.Đoạn sông hạ du độ rộng trung bình 200 ÷ 300m, càng ra cửa sôn, sông càng mở rộng dần và đạt tới độ rộng 1.500m tại Cửa Hội. Độ dốc trung bình đoạn sông từ biên giới tới Cửa Rào là 0,25‰, từ Cửa Rào tới Con Cuông

là 0,76‰, từ Dừa tới Đô Lương là 0,22‰, từ Đô Lương tới Nam Đàn là 0,22‰, từ Nam Đàn tới biển là 0,09‰. Độ dốc trung bình đoạn sông từ biên giới Việt Lào ra biển là 0,5‰.

Đặc điểm chính của một số sông nhánh lớn của hệ thống sông Cả

- Sông Nậm Mô: Dòng chính sông Nậm Mô bắt nguồn từ dãy Phu Săm Sum có độ cao 2.620m thuộc tỉnh Xiêm Khoảng bên Lào, sông chảy và đổ vào sông Cả tại Cửa Rào. Sông chảy qua vùng có lượng mưa năm nhỏ chỉ đạt trung bình từ 1.200 ÷ 1.300mm là vùng mưa nhỏ nhất của Bắc Trung Bộ. Do vậy mặc dù diện tích lưu vực sông đạt 3.970km2 chiếm 14,6% diện tích toàn lưu vực nhưng lượng dòng chảy năm chỉ chiếm 9,3% tổng lượng dòng chảy năm trên toàn diện tích lưu vực. Chiều dài dòng sông chính là 160km, độ rộng lòng sông 30 ÷ 35m, chiều rộng bình quân lưu vực là 38,2km.

- Sông Hiếu: Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Phu Hoạt có độ cao đỉnh núi là 2.452m thuộc huyện Quế Phong. Thượng nguồn sông chảy qua vùng mưa lớn có lượng mưa năm 2.100 ÷ 2.200mm thuộc huyện Quế Phong và chảy về qua hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Châu có lượng mưa năm đạt 1.500 ÷ 1.800mm. Phần hạ lưu sông chảy qua huyện Tân Kỳ có lượng mưa nhỏ đạt 1.500 ÷ 1.600mm rồi đổ vào sông Cả ở ngã ba Cây Chanh. Tổng diện tích lưu vực là 5.340km2, chiều dài sông chính là 228km, độ cao bình quân lưu vực 303m, mật độ lưới sông 0,7km/km2

. Lòng sông Hiếu hẹp và dốc từ Thác Dừa trở lên, càng về hạ du sông càng mở rộng ít dốc hơn.Sông Hiếu có các sông nhánh lớn như sông Chàng, sông Dinh, sông Sào đổ vào trung hạ lưu sông.

- Sông Giăng: sông bắt nguồn từ vùng núi cao của dãy Trường Sơn, sông có chiều dài 77km, diện tích lưu vực là 1.050km2

. Sông chảy qua vùng mưa lớn có lượng mưa năm trung bình trên lưu vực 2.200mm.Lòng sông hẹp, ngắn và dốc đổ vào sông Cả tại Thanh Tiến.Dòng sông nhiều thác ghềnh đáng chú ý nhất là Thác Muối có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, hồ chứa lợi dụng tổng hợp.

- Sông La: là nhánh sông lớn thứ 2 chỉ sau sông Hiếu có diện tích lưu vực là ợp lưu của sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu tạo thành.

+ Sông Ngàn Sâu: bắt nguồn từ dãy núi Giăng Màn trên đỉnh Trường Sơn có đỉnh cao 1.047m, sông chảy theo hướng Nam Bắc, qua địa phận huyện Hương Khê tới Linh Cảm sông nhận nước của sông Ngàn Phố nhập vào tạo nên dòng chính sông La rồi đổ vào sông Cả tại ngã ba Chợ Tràng. Dòng chính sông Ngàn Sâu là 100km, diện tích lưu vực tới Linh Cảm là 2.060km2

dòng sông hẹp và dốc có chiều rộng bình quân 30 ÷ 50m, sông chảy qua vùng có lưọng mưa năm lớn đạt 2.200 ÷

2.400mm. Mô số dòng chảy năm rất lớn đạt 64 l/s.km2.Sông có một số sông nhánh lớn như sông Tiêm, sông Rào Trổ có thể xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp.

+ Sông Ngàn Phố: Sông bắt nguồn từ dãy núi Bà Nu có độ cao đỉnh núi là 1.136m thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Sông dài 70km, diện tích lưu vực là 1.070km2, độ dốc sông bình quân 30 ÷ 35m. Sông chảy qua vùng mưa lớn, lòng sông dốc, ngắn. Những trận lũ lớn xảy ra đã gây nên xói lở ở hạ du sông rất nghiêm trọng tàn phá vùng dân cư ven sông

2.2.3.2 Đặc trưng hình thái lưu vực sông

Phần lớn đất đai trong vùng thuộc dạng đồi núi bị chia cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, vùng trung du nối chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng ngắn cho nên khi có mưa lớn, lũ tập trung nhanh, ít bị điều tiết, dẫn tới nước lũ tập trung về đồng bằng rất nhanh, gặp mưa lớn ở hạ du và triều cường thường gây lũ lụt trên diện rộng. Đặc trưng hình thái lưu vực sông của một số sông nhánh lớn và dòng chính sông Cả xem bảng 2.6.

Bảng2.6Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cả

TT Lưu vực F (km2) Lsông (km) Độ cao bq(m) Độ dốc bqlv (‰) Bbq(km) Mật số lưới sông (km/km2) Hệ số không đối xứng Hệ số hình dạng lưu vực 1 Sông Cả 27.200 531 294 1,83 89 0,60 -0,14 0,29 2 S. Nậm Mô 3.970 173 960 2,57 38,2 0,22 0,27 3 S. Giăng 1.050 77 492 1,72 15,8 -0,09 0,24 4 Sông Hiếu 5.340 228 303 1,30 32,5 0,71 0,02 0,20 5 Sông La 3.210 135 362 2,82 46,6 0,87 0,53 0,68

2.2.3.3 Dòng chảy trên lưu vực sông Cả

a. Dòng chảy năm

Lưu vực sông Cả có lượng dòng chảy khá dồi dào nhưng phân bố không đều , thiên lệch theo thời gian và không gian. Mô số dòng chảy năm tăng dần từ Tây sang Đông và Tây Bắc xuống Đông Nam . Mô đun dòng chảy trung bình năm thượng lưu sông Cả đạt 20 l/s.km², vùng trung lưu đạt 25 l/s.km², và vùng hạ lưu đạt 25-30 l/s.km². Đặc biệt lưu vực sông Ngàn Phố , Ngàn Sâu mô đun dòng chảy năm đạt 60- 70 l/s.km². Biến đổi dòng chảy năm lưu vực sông Cả được thể hiện tại cá c vị trí đo đạc như bảng 2.7.

Bảng 2.7Đặc trưng dòng chảy năm trên lưu vực sông Cả

Trạm Sông Flưu vực Wo.109m3 Qo (m3/s) Mo l/s.km2 Yo (mm) Flv (km2) % Yên Thượng Wo.109 % Yên Thượng Cửa Rào Cả 12.800 55,6 6,72 42,0 213 16,6 525 Dừa Cả 20.800 90,5 13,37 84,0 424 20,4 643 Yên Thượng Cả 23.000 100,0 16,00 100 508 22,1 695 Mường Xén Nậm Mô 2.620 11,4 2,05 13,0 65,0 24,8 782

Cửa sông Nậm Mô 3.930 17,1 2,83 17,7 89,7 22,7 720

Quỳ Châu Hiếu 1.500 6,52 2,49 15,4 79,1 52,7 1660

Nghĩa Khánh Hiếu 4.020 17,5 4,13 25,8 132 32,6 1027

Cửa sông Hiếu 5.340 23,2 5,34 33,4 169 31,6 1000

Thác Muối Giăng 785 3,41 1,15 7,19 36,4 46,4 1465

Cửa sông Giăng 1.050 4,57 1,49 9,31 47,2 44,9 1419

Sơn Diệm Ngàn Phố 790 3,43 1,60 10,0 50,6 64,1 2025

Cửa sông Ngàn Phố 1.060 4,60 2,00 12,5 63,4 59,8 1686

Hoà Duyệt Ngàn Sâu 1.880 8,17 3,88 24,3 123 65,4 2063

Cửa sông Cửa sông 3.210 14,00 6,29 39,3 199 62,0 1960

Hình 2. 6Bản đồ mô đuyn dòng chảy trung bình năm lưu vực sông Cả

Chế độ dòng chảy trong năm phân thành hai mùa rõ rệt: mùa cạn và mùa lũ. Song ngay trong mùa lũ cũng có thể xảy ra kiệt do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Trên toàn lưu vực thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ, mùa kiệt cũng khác nhau.

Thượng nguồn sông Cả thời gian mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, càng về hạ du thời gian mùa lũ chậm hơn bắt đầu từ tháng VII kết thúc vào tháng XI. Vùng lưu vực sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu mùa lũ rút ngắn lại chỉ còn 3 tháng, bắt đầu từ tháng IX kết thúc vào tháng XI. Trên dòng chính sông Cả lượng nước mùa lũ chiếm 70 ÷75% lượng nước năm, mùa cạn từ 25 ÷ 30% lượng nước năm. Trên các sông suối vừa và nhỏ, lượng nước mùa lũ biến đổi 65 ÷ 70% lượng nước năm, còn lại là mùa kiệt. Hai tháng có lượng nước lớn nhất IX, X có tổng

lượng nước chiếm 40% tổng lượng nước năm.Tháng III trên dòng chính sông Cả, sông Hiếu có lượng nước trung bình nhỏ nhất.Tháng IV trên hệ thống sông La có lượng dòng chảy nhỏ nhất năm.

b. Dòng chảy kiệt

Mùa kiệt bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 8 hàng năm, giữa mùa kiệt vào tháng 5,6 có xuất hiện lũ tiểu mãn và chính vì có thời gian lũ chen giữa mùa kệt này mà dòng chảy sông Cả có 2 thời kỳ khác biệt nhau : Kiệt vào tháng 3-4 và kiệt vào tháng 7-8. Trong những năm qua kiệt vào tháng 3-4 ảnh hưởng tới sản xuất nhiều hơn kiệt vào tháng 7-8.

Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa kiệt trên toàn lưu vực sông Cả không giống nhau. Vùng thượng nguồn dòng chính sông Cả thời gian bắt đầu kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau giống như thời gian kiệt của các sông miền Bắc . Vùng trung lưu sông Cả thời gian kiệt lại bắt đầu từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8 (vùng sông Hiếu , sông Giăng, sông La). Dòng chảy kiệt phân bố trên toàn lưu vực rất không đều nhau vùng từ thượng nguồn sông Cả đến Yên Thượng có mô số dòng chảy kiệt nhỏ nhất khoảng 3.0 l/s.km² và thường xuất hiện vào tháng 3. Tại Cửa Rào mô số kiệt 2.9 l/s.km² trong khi đó các sông nhánh hạ du có mô số kiệt 10.0 l/s.km² và xuất hiện vào tháng 7. Tại Hương Đại đạt tới 16.8 l/s.km², tại các suối nhỏ mùa kiệt thư ờng không có nước như trạm Khe Lá trên sông Thiềm lưu lượng kiệt nhất đo được ngày 6/7/1977 là 0.003 m³/s tương ứng với mô số kiệt là 0.11 l/s.km².

c. Dòng chảy lũ

Lũ trên sông Cả có 2 thời kỳ lũ tiểu mãn tháng 5,6 và lũ chí nh vụ tháng 9, 10,11. Lũ tiểu mãn có năm xuất hiện có năm không .Trên lưu vực sông Cả có 85% số năm có lũ tiểu mãn.

Lũ chính vụ thường xuất hiện từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm có năm xuất hiện sớm vào thán g 8 và cũng có năm kết thúc muộn vào tháng 12 tùy thuộc vào tình hình khí hậu thời tiết trong lưu vực.

Lũ trên dòng chính sông Cả và dòng nhánh xuất hiện không đồng thời .Dòng chính sông Cả phía thượng nguồn mùa lũ có thể bắt đầu từ tháng 6 kết thúc tháng 10.Phía trung lưu từ Dừa đến Yên Thượng mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 11. Phía sông Hiếu mùa lũ bắt đầu từ tháng 8 kết thúc muộn vào tháng 11.Phía sông La mùa kũ đế n muộn nhất bắt đầu từ tháng 8 hoặc tháng 9 và kết thúc muộn hơn vào tháng 12.Sự xuất hiện thời gian lũ trên các sông nhánh thuộc lưu vực sông Cả lệch pha nhau làm cho lũ ở hạ du sông Cả (đoạn sông Lam ) kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12.

Quá trình lũ xảy ra trên sông Cả thường là lũ đơn , lũ kép cũng xuất hiện nhưng không thường xuyên . Những trận lũ kép xuất hiện gây nên tổng lượng lũ rất lớn như trận lũ tháng 8/1973 cũng có khi xuất hiện lũ trên nhiều nhánh sông như lũ 9/1978 và lũ 10/1988.

d. Thủy triều

Triều Cửa Hội là dạng triều pha tạp giữa nhật triều và bán nhật triều . Trong mùa lũ tính chất bán nhật triều kém hơn trong mùa kiệt . Mực nước đỉnh triều lớ n nhất bình quân tháng mùa kiệt tại Cửa Hội là 1.23 m (tháng 5) vào mùa lũ 1.61 m (tháng 10). Mực nước chân tri ều thấp nhất tại Cửa Hội 1.36 m (tháng 6), mùa lũ thường ỏ 0.93-1.22 m. Triều mùa kiệt ảnh hưởng tới Nam Đàn (sông Cả ), Chợ Bồng (Ngàn Sâu), Sơn Phố (Ngàn Phố). Biên độ triều vùng ảnh hưởng chỉ đạt 0.1- 0.2 m. Biên độ triều tại cửa tới 3.1 m và tại Chợ Tràng tới 2.2 m. Đỉnh triều mùa lũ thường ít khi trùng với đỉnh lũ tại Yên Thượ ng và Linh Cảm . Triều là tác nhân gây xâm nhập mặn và cũng là thuận lợi cho tiêu thoát và lấy nước ở các cống vùng triều.

e. Xâm nhập mặn

Giới hạn mặn vùng triều phụ thuộc vào lưu lượng từ thượng nguồn về và hướng gió ở cửa sông. Nếu lưu lượng tại Yên Thượng đạt 150-180 m³/s thì độ mặn 1‰ tại Đức Xá , Chợ Tràng chỉ xuất hiện 2-3 giờ và tại Trung Lương chỉ xuất hiện 6-8 giờ. Nhưng nếu lưu lượng tại Yên Thượng chỉ đạt nhỏ hơn 100 m³/s thì độ mặn

1‰ tại Yên Xuân 3 giờ, Chợ Tràng 6 giờ, Trung Lương 12 giờ điều này cho thấy việc bổ sung lưu lượng thượng nguồn để đẩy mặn là cần thiết.

2.3 ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH KINH TẾ 2.3.1 Dân số

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình toán nghiên cứu tính toán dòng chảy tối thiểu trên dòng chính lưu vực sông cả (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)