10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
3.2.6. Thực hiện việc công khai minh bạch các hoạt động quản lý, chất lượng
lượng đào tạo, tài chính tới khách hàng và các bên liên đới
Mục đích, ý nghĩa
Mục đích của giải pháp là xây dựng và công khai minh bạch các hoạt động quản lý của nhà trường là một trong những giá trị cốt lõi của trường đại học hoạt động theo hướng tự chủ và TNXH và các giá trị khác như: Dân chủ, ủy quyền và chấp nhận ủy quyền; cam kết; chia xẻ; tính trách nhiệm cao.
Nội dung
Thực tiễn minh chứng, cơ sở giáo dục đại học nào tổ chức hoạt động công khai, minh bạch các mặt hoạt động, phát huy dân chủ trong đơn vị, thì thuận lợi trong việc triển khai các mục tiêu đào tạo đề ra. Để đạt được mục tiêu đề ra, cơ sở giáo dục đại học cần phải thực hiện việc công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, chất lượng đào tạo, tài chính đối với khách hàng và các bên liên quan, theo tác giả đề xuất cụ thể như sau:
- Xây dựng và công bố công khai sứ mạng, mục tiêu phát triển của nhà trường; - Công khai hóa và minh bạch hóa quy trình quản lý các hoạt động trong nhà trường, các thủ tục hành chính liên quan để cán bộ, viên chức, sinh viên tham gia thực hiện, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm;
năng; trình độ ngoại ngữ);
- Công bố chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế đối với tất cả các trình độ đạo tạo, ngành đào tạo trong nhà trường;
- Công bố công khai các điều kiện và cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, các điều kiện phục vụ cho công tác đào tạo;
- Vị trí việc làm của sinh viên đối với từng ngành đào tạo;
- Công khai tới sinh viên và phụ huynh và những người có liên quan về mức đóng học phí, các chế độ chính sách của nhà nước;
- Xây dựng, công khai chỉ tiêu tuyển sinh/tiêu chuẩn tuyển sinh gắn liền với năng lực đào tạo của mỗi ngành đào tạo của trường và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và xã hội;
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng truyền thống đào tạo, các ngành đào tạo của nhà trường, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, để người học có cơ hội lựa chọn ngành học cho phù hợp với nguyện vọng cá nhân;
- Tuyển sinh đúng đối tượng, đảm bảo công khai và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách ưu tiên của nhà nước đối với người học;
- Sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng hoặc sinh viên, đồng nghiệp hỏi;
- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo và thực hiện kiểm tra tra thông qua kiểm định.
Cách thực hiện
- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, sửa đổi xây dựng bổ sung hoàn chỉnh hệ thống các văn bản, nội dung thực hiện việc công khai minh bạch các hoạt động quản lý, chất lượng đào tạo, tài chính tới khách hàng và các bên liên đới.
- Chỉ đạo phòng chức năng cập nhật đầy đủ nội dung công khai trong nhà trường đăng tải trên website.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quán triệt để mọi thành viên trong nhà trường biết để thực hiện.
- Gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm, quyền lợi với nghĩa vụ của từng thành viên cá nhân, từng tập thể.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo Ban giám hiệu nhà trường.
Mỗi thành viên trong nhà trường cần phải có sự đoàn kết, thống nhất cao trong nhận thức và hành động; tích cực tham gia xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà trường thông qua thực hiện công khai trong nhà trường.
Những người được giao quyền lực phải chịu trách nhiệm trước một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó; Làm rõ ai chịu trách nhiệm cái gì.
Tổ chức hoạt động có hiệu quả, công khai, minh bạch các hoạt động của nhà trường. Tất cả các lĩnh vực mà cơ sở giáo dục đào tạo được giao trách nhiệm tự ra quyết định thì quá trình ra quyết định cần phải đảm bảo tính minh bạch, về kết quả cần phải công khai, tức là phải chịu trách nhiệm với các quyết định ban hành.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân và đơn vị.
3.2.7. Đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở phát huy sự năng động sáng tạo của các đơn vị và cá nhân trong trường
Mục đích, ý nghĩa
Nguồn thu; chất lượng và cơ cấu nguồn thu đối với mỗi nhà trường thực hiện quản lý theo hướng tự chủ và TNXH là rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động của nhà trường khi thực hiện cơ chế này. Vì vậy, mục đích của giải pháp là nhằm khai thác tốt mọi nguồn thu hợp pháp và không ngừng tăng thu thì phải đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp của nhà trường. Nghị định số 90/CP, ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục và Nghị quyết số 05/2005/NĐ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao để khẳng định: Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục.
Nội dung
Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Xây dựng cơ chế, chính sách khen thưởng cho đơn vị, cá nhân tìm kiếm nguồn lực tài chính hợp pháp cho nhà trường.
Tận dụng mọi nguồn thu hợp pháp trong nhà trường qua các hoạt động dịch vụ phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên như các hoạt động dịch vụ: Ăn uống, trông giữ xe, ký túc xá...
Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong và ngoài trường.
Tăng cường mở rộng liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học về công tác đào tạo.
Tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động, tăng cường đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu của doanh nghiệp.
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Cách thực hiện
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo và cùng với các khoa, phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của nhà trường cũng như nhu cầu đào tạo nhân lực của xã hội.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các ngành đào tạo đã có, xem xét mở thêm ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Nhà trường chỉ đạo, tổ chức khảo sát nhu cầu của người học; nghiên cứu, đề xuất mở các loại hình đào tạo liên thông, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa... tạo điều kiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo là bước đi đầu tiên để góp phần tăng nguồn thu cho nhà trường. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đào tạo có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Điều kiện đáp ứng về cơ sở vật chất đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo được xã hội công nhận... chất lượng đào tạo được xã hội, đơn vị sử dụng lao động thừa nhận sẽ khẳng định uy tín, thương hiệu của nhà trường, thu hút được nhiều sinh viên đến với nhà trường, Chính vì vậy, nhà trường phải thường xuyên quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, sản xuất kết hợp; thực hiện việc giao khoán công việc và chất lượng đến từng cán bộ, viên chức để họ được chủ động, phát huy sáng tạo cải tiến kỹ thuật trong thực thi nhiệm vụ, nhằm góp phần tăng thêm nguồn thu cho nhà trường.
Tuyên truyền, vân động để mỗi tập thể, cá nhân tùy theo lĩnh vực chuyên môn của mình, tích cực, chủ động tìm kiếm những hợp đồng nghiên cứu khoa học đào tạo, các dự án mang về cho nhà trường. Đồng thời nhà trường cũng cần phải xây dựng, công khai hóa chế độ động viên khuyến khích cho tập thể, cá nhân bằng cách trích tỷ lệ % theo giá mang lại cho nhà trường.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành của Trung ương, địa phương, các cơ sở đào tạo đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để tìm kiếm và tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
thu hút nguồn kinh phí đầu tư cho nhà trường.
Tóm lại, để thực hiện đa dạng hóa và khai thác triệt để nguồn kinh phí, nhà trường cần phải thực hiện tốt các giải pháp như: Giữ vững và có lộ trình từng bước tăng quy mô đào tạo; đa dạng hóa loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tăng cường và quản lý tốt các nguồn thu tài chính từ các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
Điều kiện thực hiện
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao của lãnh đạo nhà trường. Có sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở giáo dục đại học, các doanh nghiệp để có thế mở rộng liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư kinh phí cho nhà trường.
Tổ chức tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội; mong muốn chính đáng của người học.
Xây dựng kế hoạch đào tạo phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường phải có sự đổi mới về nhân thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng học tập nâng cao trình độ, kịp thời tiếp thu những thành tựu khoa học tiến bộ của loài người để hoàn thành tốt nhiệm vụ với chất lượng cao.
Xây dựng và công khai hóa chế độ đãi ngộ, đảm bảo hợp lý, công bằng, kịp thời động viên những cán bộ, viên chức, đơn vị tích cực mang lại nguồn thu tài chính hợp pháp cho nhà trường.