KHÁI QUÁT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 61 - 67)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.2. KHÁI QUÁT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

2.2.1. Số lượng trường và phương thức quản lý song Bộ

Theo quyết định số 373/QĐ-TTg, ngày 01/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, hiện nay có 08 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, bao gồm:

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế − Kỹ thuật Công nghiệp; Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung; Trường Đại học Sao Đỏ; Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì; các trường đóng trên địa bàn từ vùng Trung du miền núi phía Bắc đến vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ và cả 08 trường đều chịu sự quản lý theo phương thức song Bộ (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công Thương), trong đó:

Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của Trường;

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo của Trường;

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố là cơ quan quản lý trên vùng lãnh thổ đối với Trường.

Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là ngành Công nghiệp. Bộ Công Thương đã thành lập Vụ Phát triển nguồn nhân lực, là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nhân lực của ngành, trong đó có công tác quản lý các cơ sở đào tạo, đào tạo bồi dưỡng của Bộ Công Thương theo quy định của

pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương. 2.2.2. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giữ vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của mỗi nhà trường. Các trường đại học công lập thuộc Bộ Công Thương đều mới được thành lập trong những năm gần đây trên cơ sở nâng cấp từ trường cao đẳng; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng việc mở rộng quy mô, ngành đào tạo của các nhà trường. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao (GS, PGS, TSKH, TS) còn rất thấp; tỷ lệ tiến sĩ bình quân trong các

trường đại học mới chiếm 4,4% (Nguồn báo cáo số lượng chất lượng cán bộ, viên

chức trong các đơn vị Nhà nước năm 2012 − Bộ Công Thương), chưa đáp ứng yêu

cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đảm bảo nhà trường phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa (xem Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tính đến 31/12/2012 Mã trường Tổng số

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Còn lại Trình độ chính trị SL % SL % SL % SL % CC TC DCN 1667 59 3 673 40 841 50 94 7 138 372 DDM 356 7 2 150 42.1 168 47.2 31 8.7 16 3 HUI 1890 84 4.4 700 37 700 37 406 21.5 27 91 DCT 501 17 3.4 120 24 265 52.8 99 19.8 7 21 VHD 342 36 10.5 169 49.4 115 33.6 22 6.4 36 177 VUI 378 28 7.4 158 41.8 140 37 52 3.8 13 13 DKK 964 17 1.76 311 32.2 591 61.3 45 4.6 34 355 SDU 539 45 8.3 329 61 139 25.8 26 4.8 2 4 Tổng cộng 6637 293 4.4 2610 39.3 2959 44.58 775 11.6 273 1036

Nguồn: Báo cáo số lượng chất lượng cán bộ, viên chức trong các đơn vị Nhà nước năm 2012- Bộ Công Thương

Biểu đồ 2.1: Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tính đến 31/12/2012

- DCN: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;

- HUI: Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; - DKK: Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp; - DDM: Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; - VHD: Trường Đại học Công nghiệp Việt –Hung; - SDU: Trường Đại học Sao Đỏ;

- DCT: Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; - VUI: Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

2.2.3. Quy mô đào tạo của các trường đại học

Trong những năm qua, quy mô của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương không ngừng được mở rộng, chỉ tính riêng các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Công Thương đã chiếm tỷ lệ 8,5% so với tỷ số 419 trường đại học, cao đẳng cả nước (nguồn Websife bộ GD&ĐT). Quy mô đào tạo được mở rộng, nhiều ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực mũi nhọn như: Cơ khí, công nghệ hóa học, công nghệ thông tin, luyện kim, khai khoáng, điện, điện tử, tự động hóa, kinh tế… với quy mô hiện nay (tính đến 30/6/2013) gần 335.654 học sinh − sinh viên. Hàng năm, cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội và đất nước, đặc biệt là các ngành công nghiệp; số học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm học 2012 − 2013 là 80.811, trong đó có 12745 sinh viên trình độ đại học (nguồn Báo cáo tổng kết công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng năm học 2012 − 2013 của Bộ Công Thương).

Bảng 2.2: Quy mô học sinh, sinh viên các trường đại học

Đơn vị tính: người

STT Tên trường đại học

Quy mô SV năm học 2012 – 2013

(tính đến 30/06/2012) Tổng Chính quy Không C.Quy 1 Trường ĐHCN Hà Nội 42.786 39.490 3.296 2 Trường ĐHCN TP Hồ Chí Minh 108.797 106.274 2.523 3 Trường ĐHKTKT Công nghiệp

20.798 20.663 134

4 Trường ĐHCN Quảng Ninh

8.300 7.949 351 5 Trường ĐHCN Việt-Hung 5.940 6 Trường ĐH Sao Đỏ 7.245 7 Trường ĐHCNTP Hồ Chí Minh 26.231 25.203 1.028 8 Trường ĐHCN Việt Trì 3.581 Tổng cộng 335.654 327.941 7.713

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng năm học 2012 − 2013 của Bộ Công Thương

Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy, đào tạo theo địa chỉ yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động cũng góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn nhân lực theo nhu cầu sử dụng cho phát triển kinh tế − xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn; các dự án thuộc các khu công nghiệp lớn trọng điểm cũng đã huy động được các nguồn trong xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục, bằng nguồn kinh phí đóng góp của người học, của chủ các dự án các trường đã có thêm nguồn kinh phí để tái đầu tư nguồn lực phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, giáo viên, sinh viên.

2.2.4. Kết quả đào tạo hệ chính quy

Trong những năm gần đây chất lượng đào tạo của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đã được các nhà trường đặc biệt quan tâm tập trung mọi nguồn lực, điều kiện và đổi mới công tác quản lý, do vậy kết quả đào tạo trong mỗi nhà trường đã từng bước được nâng cao, kết quả 4 năm từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013, cụ thể như sau:

Kết quả đào tạo hệ chính quy năm học 2009 - 2010 tính bình quân các hệ như sau:

- Tỷ lệ lên lớp đạt 95,16%, trong đó đạt loại khá, giỏi về lý thuyết: 31,70%; thực hành 39,34%.

- Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 87,89%, trong đó loại khá, giỏi đạt 32,16%.

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 6 tháng là trên 80%.

Kết quả đào tạo hệ chính quy năm học 2010 - 2011 tính bình quân các hệ như sau:

- Tỷ lệ lên lớp đạt 97,82%, trong đó đạt loại khá, giỏi về lý thuyết: 56,50%; thực hành 70,75%.

- Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95,11%, trong đó loại khá, giỏi đạt 29,69%.

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 6 tháng là trên 70%.

Kết quả đào tạo hệ chính quy năm học 2011 - 2012 tính bình quân các hệ như sau: - Tỷ lệ lên lớp đạt 88,19%, trong đó đạt loại khá, giỏi về lý thuyết: 34,59%; thực hành 46,18%.

- Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 75,77%, trong đó loại khá, giỏi đạt 40,07%.

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 6 tháng là trên 80%.

Kết quả đào tạo hệ chính quy năm học 2012 - 2013 tính bình quân các hệ như sau:

- Tỷ lệ lên lớp đạt 98,96%, trong đó đạt loại khá, giỏi về lý thuyết: 54,21%; thực hành 52,16%.

- Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 93,98%, trong đó loại khá, giỏi đạt 36,68%.

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường 6 tháng là trên 50%.

(Nguồn báo cáo tổng kết công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng các năm học: 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 của Bộ Công Thương)

Qua số liệu trên cho thấy kết quả lên lớp của học sinh, sinh viên là khá cao, đạt tỷ lệ lên lớp từ 88,19% đến 98,96%; tỷ lệ đạt khá, giỏi lý thuyết từ 31,70% đến 56,50% trong 4 năm học đã có sự thay đổi khá rõ theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt từ 75,77% đến 97,82% là khá cao, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi chưa cao từ 26,9% đến 40,07%; tỷ lệ tốt nghiệp đạt loại giỏi còn thấp (4,46%, năm học 2010 - 2011). Kết quả cho ta thấy kết quả đào tạo còn khiêm tốn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra đối với mỗi nhà trường. Đối với

học sinh, sinh viên tốt nghiệp tỷ lệ có việc làm ngay sau 6 tháng có xu hướng giảm dần từ trên 80% năm học 2009 - 2010, xuống còn trên 50% của năm học 2012 - 2013, chính vì vậy các nhà trường cần phải rà soát, đánh giá các ngành đào tạo cho phù hợp và gắn với nhu cầu của xã hội. Đồng thời có giải pháp đổi mới công tác quản lý, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)