Nhân tố chính sách, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quyền tự chủ và trách

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 45 - 48)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.5. Nhân tố chính sách, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quyền tự chủ và trách

trách nhiệm xã hội của trường đại học

1.3.5.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Khác với điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước đối với các trường ĐH là quản lý vĩ mô. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của nhà trường là sự can thiệp gián tiếp. Điều đó thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của nhà nước như sau:

Thứ nhất, Nhà nước là người xây dựng định hướng phát triển GDĐH, thông qua

xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và các giải pháp định hướng cho các trường ĐH.

Thứ hai, Nhà nước mà đại diện là Chính phủ phải xây dựng hệ thống các văn

bản dưới luật pháp cho các trường biết mình được làm gì và không được làm gì trong lĩnh vực GDĐH. Nếu hiểu tự chủ là các trường muốn làm gì cũng được thì vô hình dung hoạt động của nhà trường sẽ trở thành vô chính phủ. Các trường được tự chủ nhưng phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Thứ ba, Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách và công cụ thực thi cho

các lĩnh vực giao tự chủ. Đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò Nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho trường ĐH. Điều quan trọng là hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh và tăng cường sự chủ động cho các trường.

Thứ tư, Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản là cơ

quan chỉ đạo, tổ chức cho các trường thực hiện, điều tiết, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

Thứ năm, Nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm của

các nhà trường. Cùng với việc giao quyền tự chủ và TNXH thì việc tăng cường phát huy dân chủ ở các cơ sở đào tạo là vô cùng quan trọng để cán bộ, viên chức thực sự tích cực tham gia quản lý công việc của nhà trường. Không thể để tình trạng giao tự chủ thì hiệu trưởng, giám đốc các trường ĐH được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của hiệu trưởng, giám đốc. Do đó, Nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm, thông qua một "khung" pháp lý cụ thể, nhằm giúp các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt qua sẽ vi phạm pháp luật.

Thực tế, đã chững minh quản lý cơ sở GDĐH trong điều kiện phân cấp quản lý theo hướng tự chủ và TNXH có đạt được mục tiêu đề ra hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố mô hình quản lý của Nhà nước đối với các cơ sở GDĐH, Luận án đề cập một số mô hình quản lý của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, cụ thể sau đây:

* Mô hình quản lý giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới

- Mô hình của Mĩ

Mĩ là một quốc gia có nền KTTT tự do bậc nhất thế giới. Bởi vì mọi hoạt động của nền kinh tế này đều vận hành theo các quy luật của thị trường: Cạnh tranh, giá cả và cung cầu hầu như không có bàn tay can thiệp của Chính phủ trung ương. Mĩ có một hệ thống QLGD được phân cấp và phân công trách nhiệm một cách rõ ràng. Bởi vì thực tế nước Mĩ không có một chính phủ trung ương cho toàn nước Mĩ mà chỉ có chính phủ Liên bang với rất ít quyền can thiệp vào công việc của 50 bang. Các cấp quản lý được phân định trách nhiệm như sau: Chính phủ liên bang (Đại diện là Bộ Giáo dục Mĩ) có quyền lực quản lý đổi với các trường học thông qua chính sách hỗ trợ tài chính của mình. Đối với GDĐH: Trong Bộ Giáo dục: Có một số các cơ quan quản lý GDĐH. Chính phủ Liên bang thực hiện các vai trò sau đối với GDĐH: Hỗ trợ ngân sách cho các đơn vị nghiên cứu và phát triển, các trường ĐH nghiên cứu và các CTĐT sau ĐH. Thu hẹp khoảng cách và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt như hỗ trợ thư viện, dạy và học ngoại ngữ, phát triển chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, quản lý và điều hành chương trình trợ cấp học bổng cho sinh viên.

Chính phủ Bang: Mĩ có 50 bang. Cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý của các chính phủ của các bang thì rất đa dạng, khác nhau giữa bang này và bang kia. Bang là cơ quan chính chịu trách nhiệm về phát triển GD ở lãnh thổ của mình. Về quản lý, các trường ĐH của Mĩ thực hiện mô hình quản lý dựa vào nhà trường và nhà trường tự quản. Các trường học ở Mĩ có rất nhiều quyền và đồng thời cũng có rất nhiều trách nhiệm. Nhà trường có các quyền tự quản đối với các nguồn lực, như: Cơ sở vật chất, kỹ thuật, tri thức, nhân lực, tài chính, thời gian, …

- Mô hình của Nhật Bản

Nhật Bản hiện nay đang thực hiện phân cấp QLGD và trao thêm quyền tự chủ cho các trường học, đặc biệt là các trường ĐH, nhưng QLGD của Nhật Bản vẫn mang tính trung ương hóa cao. Nhật Bản không có Bộ Giáo dục riêng mà có một Bộ chung là Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (viết tắt là MEXT). MEXT đang tiến hành một số đổi mới trong quản lý GDĐH như trao vị thế công ty và quyền tự chủ cho các trường ĐH, thực hiện hệ thống quản lý nhân sự mới, cho phép các trường tự thành lập khoa, thực hiện quản lý chiến lược, đổi mới chức năng Hội đồng quản lý với sự tham gia của một nửa thành viên của Hội đồng là những người của các tổ chức bên ngoài, và thực hiện việc quản lý từ bên ngoài đối với các trường ĐH. Sử dụng đánh giá của đại diện thứ ba để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các trường ĐH.

- Mô hình của Việt Nam

Do yếu tố lịch sử để lại, mô hình quản lý nhà nước đối với các trường đại học hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình quản lý khác nhau, cụ thể là:

+ Trường đại học trực thuộc các đại học quốc gia và đại học vùng, như: Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế…

+ Trường đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (trường của tỉnh); + Trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Trường đại học trực thuộc các bộ, ngành; + Trường đại học tư.

Điều này, dẫn đến trong quá trình thực hiện quản lý theo cơ chế tự chủ và TNXH có sự khác nhau và không thống nhất trong hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn tự chủ đối với mỗi loại hình trường. Do vậy, nội dung và mức độ tự chủ đối với các trường thuộc các nhóm đối tượng nêu trên là khác nhau, không đồng bộ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến thành công và hiệu quả quản lý theo cơ chế thực hiện tự chủ và TNXH.

1.3.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, vùng nơi trường đóng và phục vụ

Điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH khác nhau giữa các vùng miền nên giữa các vùng miền phát triển không đồng đều là tất yếu khách quan. Mỗi vùng có những thế mạnh riêng về phát triển ngành để tận dụng lợi thế so sánh. Trong mỗi quốc gia giữa các ngành kinh tế phát triển không đồng đều, có ngành nhờ yếu tố đầu tư, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và những yếu tố khác nên phát triển nhanh. Mặt khác, kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ mất công bằng xã hội trong giáo dục, bởi vì trong xã hội nhiều người có năng lực nhưng không đủ khả năng tài chính để đi học, điều đó dường như mâu thuẫn với sự đòi hỏi về công bằng trong giáo dục. Mọi công dân đều có cơ hội đến trường, được tạo cơ hội để học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Công bằng xã hội trong giáo dục là thể hiện tính chất của nền giáo dục Việt Nam.

Hiện nay, ở nước ta cũng như nhiều nước, NSNN dành cho GDĐH chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tài chính để phát triển của các trường đại học. Khả năng huy động nguồn lực ngoài NSNN thông qua hợp đồng dịch vụ, NCKH với các doanh nghiệp và thu học phí mở ra các dòng vốn ngoài NSNN, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn thu của các trường đại học. Trong những trường hợp này, sự tự do để thiết lập mức học phí và hợp đồng dịch vụ, NCKH là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định về chiến lược phát triển mỗi trường đại học.

Các trường đại học tại các tỉnh, thành phố năng động phát triển, nhân lực được đào tạo chủ yếu phục vụ cho ngành kinh tế phát triển sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực của xã hội. Mặt khác, sinh viên sau khi tốt

nghiệp cơ hội có việc làm cao nhờ tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu nhân lực trình độ cao cũng gia tăng. Khả năng huy động nguồn ngoài NSNN và thu hút nhân lực được đào tạo gia tăng sẽ mở ra cơ hội cho các trường đại học thực hiện quyền tự

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)