Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 43 - 45)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.3.4. Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học

Quyền tự chủ đối với các cơ sở GDĐH đã được pháp luật công nhận nhưng thực tế không có quyền tự chủ tuyệt đối. Điều kiện không thể thiếu khi thực hiện quyền tự chủ, chính là, trách nhiệm xã hội. Các cơ sở GDĐH phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình, điều đó thể hiện qua các nội dung sau:

Về sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học mà họ cung cấp cho xã hội; chịu trách nhiệm trong quản lý, tổ chức, sử dụng biên chế, về sử dụng các nguồn lực cho hoạt động của nhà trường. Quyền tự chủ (Autonomy) và trách nhiệm xã hội (acountability) là 2 khái niệm có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời, rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hệ thống GDĐH trong nền kinh tế thị trường. Thật vậy, khi các trường trong hệ thống giáo dục được trao và thực thi tự chủ nhiều hơn, đồng thời phải tăng trách nhiệm hơn.

Quan điểm của Phạm Phụ: Quyền tự chủ phải được “đánh đổi” bằng trách nhiệm xã hội nhiều hơn. Trách nhiệm xã hội của một trường đại học cần trả lời cho 3 câu hỏi: Với ai? Nội dung gì? Và bằng cách nào? [77].

Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội luôn là hai mặt của một vấn đề. Tự chủ không có nghĩa là không có trách nhiệm, nhà trường phải có trách nhiệm với Nhà nước, pháp luật, bản thân, giảng viên, sinh viên và với xã hội về mọi hoạt động của nhà trường. Quyền tự chủ cao mà trách nhiệm không tương xứng sẽ dẫn đến nguy cơ lạm dụng quyền, vi phạm pháp luật.

Để hoạt động của trường đại học có hiệu quả và đạt được những mong đợi của xã hội, “tự chủ” không thể đứng một mình. “Tự chủ” đứng một mình rất dễ biến thành “tự tung tự tác” hay là tùy tiện vô nguyên tắc. Nhất là trong một xã hội mà hệ thống pháp luật còn nhiều khiếm khuyết bất cập, tự chủ càng không thể đứng một mình. Tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm về n h ữn g n ộ i d u n g tự ch ủ , vớ i các mục tiêu cụ thể cho từng nhân tố xác định bao gồm cán bộ, viên chức và các thành viên khác có liên quan đến việc cung cấp một nền giáo dục có chất lượng vì sự tiến bộ xã hội. Công cụ để đo lường sự tự chịu trách nhiệm bao gồm cả bộ phận tự kiểm soát bên trong và cơ quan kiểm tra bên ngoài theo quy định, hệ thống khen thưởng bên trong khuyến khích trách nhiệm giải trình và những người đóng vai trò tiên phong trong sáng kiến và thực thi các giải pháp. Các hình thức chịu trách nhiệm giải trình bao gồm trách nhiệm giải trình của cá nhân đối với cấp quản lý trực tiếp, trách nhiệm giải trình trong nội bộ cơ sở GDĐH, trách nhiệm giải trình của cơ sở với bên ngoài, trách nhiệm giải trình của các cơ sở đối với hệ thống quản lý [35].

Hiện nay, tự chủ đang là một vấn đề lớn của các cơ sở GDĐH Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các trường khi nhấn mạnh đòi hỏi về tăng mức tự chủ đã không lưu ý đầy đủ đến mặt bên kia của tự chủ là trách nhiệm xã hội.

Ý kiến của Phạm Phụ: “Tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH. Mục đích của chính sách này là để các cơ sở GDĐH sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình và phản ứng tốt hơn với những tín hiệu của thị trường, với những yêu cầu của xã hội”. Tuy nhiên, xin lưu ý: “Quyền tự chủ lớn hơn phải được “đánh đổi” (track- off) bằng “trách nhiệm xã hội” (accountability) nhiều hơn”. Nghĩa là, “tự chủ ĐH” phải đi kèm với “quản trị ĐH” và phải có đủ 2 vế, vế thứ nhất là quyền lợi, còn vế thứ hai là nghĩa vụ” [77].

“Quản trị ĐH là nói đến cung cách quản trị để trường đại học có thể đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có “trách nhiệm xã hội”, minh bạch và hiệu quả” [77].

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)