Về việc hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 99 - 100)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.4.3. Về việc hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

Đảm bảo chất lượng bên trong là trách nhiệm của mỗi cơ sở GDĐH, đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm bộ máy các nguồn lực và các nguồn thông tin nhằm thiết lập, duy trì và phát triển chất lượng các hoạt động dạy − học, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Đảm bảo chất lượng bên trong là yếu tố quyết định đến vị thế, uy tín của cơ sở GDĐH. Trong những năm gần đây mặc dù còn gặp nhiều khó khăn vì nguồn tài chính do NSNN cấp rất hạn chế so với yêu cầu thực tế, giá cả vật tư, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo đều tăng; nhưng các nhà trường đã quan tâm chỉ đạo tập trung đầu tư cho việc nâng cao chất lượng các nguồn lực và các nguồn thông tin. Trong đó đặc biệt quan tâm sắp xếp tổ chức bộ máy; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội cán bộ quản lý các cấp; ưu tiên đào tạo trình độ tiến sĩ đối với giảng viên. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, thư viện, hệ thống thông tin; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy − học, phương pháp đánh giá

người học; công khai hóa thông tin liên quan đến công tác quản lý trên các phương tiện và Website của nhà trường; tổ chức tự đánh giá; cập nhật và công khai thông tin về chương trình đào tạo và văn bằng chứng chỉ được cấp.

Qua phỏng vấn trực tiếp 4 đồng chí Hiệu trưởng và một số cán bộ quản lý thuộc các trường mà Luận án nghiên cứu, đều cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong còn bộc lộ những điểm yếu chủ yếu sau đây:

- Hiện nay các ngành nghề đào tạo của các trường chủ yếu thuộc khối ngành kỹ thuật, nhưng việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành, thực tập, thí nghiệm cho người học còn rất hạn chế so với yêu cầu thực tế, chưa có đủ các phòng thí nghiệm chất lượng cao, trọng điểm;

- Nội dung chương trình đào tạo chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển và tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến;

- Các giáo trình chuẩn cho các ngành đào tạo còn hạn chế, do các trường mới được nâng cấp lên đào tạo ở trình độ đại học, tài liệu học tập chủ yếu là bài giảng, tài liệu tham khảo;

- Công tác xây dựng chiến lược, chính sách và các quy trình hoạt động còn thiếu đồng bộ;

- Xây dựng và phát triển nếp văn hóa chất lượng trong toàn bộ các hoạt động của nhà trường còn chưa đồng bộ, chưa thực sự đi vào chiều sâu;

- Đội ngũ cán bộ giảng dạy về cơ cấu, chất lượng, số lượng còn hạn chế, trong đó đặc biệt là giảng viên có trình độ tiến sĩ, học hàm PGS, GS còn thấp so với yêu cầu thực tiễn và quy định của Nhà nước;

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đã được quan tâm nhưng chưa đồng bộ trong các khâu quản lý của nhà trường.

Tóm lại: Việc đảm bảo chất lượng bên trong là trách nhiệm của mỗi nhà trường, để thực hiện thành công quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và TNXH đòi hỏi mỗi nhà trường phải tự chủ động, tự kiểm tra, đánh giá khách quan, thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng bên trong, qua đó tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời phải có giải pháp cải tiến, khắc phục những điểm tồn tại để nhà trường phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)