Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tài Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Công Nghệ Mới (Trang 34)

b) Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

2.1.2.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.2.1. Chức năng,nhiệm vụ

* Chức năng hoạt động chủ yếu của Công ty.

Là một doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình, điện nhẹ viễn thông và cung cấp các sản phẩm và giải pháp về công nghệ thẻ thông minh. NacenComm là đơn vị hàng đầu về lắp đặt hệ thống, cung cấp các thiết bị chất lượng cao cho nghành công nghiệp truyền hình vệ tinh và mạng cáp nội bộ.

Là một đơn vị có khả năng xuất nhập khẩu trực tiếp các thiết bị, công nghệ, NacenComm làm đại lý phân phối chính thức cho nhiều nhà sản xuất danh tiếng như ROVER (Mỹ), PARACLIPSE (Mỹ), PACE (Anh), ZENITH (Mỹ), SCIENTIFIC ATLANTA (Canada), TFC, Times Fiber Communications (Mỹ), LINEAR (Ý), SANYO, NOHMI, PHILIPS, PANASONIC, AIPHONE, SETEC .

NacenComm có một đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề nhiều kinh nghiệm, từng hoạt động trong nghành công nghiệp truyền hình vệ tinh từ năm 1990. NacenComm thiết kế, lắp đặt các hệ thống MATV cho nhiều khách sạn lớn trong cả nước. Các hệ thống hiện đang truyền hơn 20 kênh và có khả năng mở rộng tới 30 kênh

Nghành nghề kinh doanh chính:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ, tin học, hàng điện tử, phương tiện vận chuyển đi lại;.

- Dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ;

- Thực hiện các đề án hệ thống quản lý thông tin mạng máy tính, dịch vụ công nghệ thông tin;

- Thực hiện các dề án hệ thống mạng truyền dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, các hệ thống thu phát truyền hình kỹ thuật số;

- Cung cấp các dịch vụ và lắp đặt các thiết bị giải mã, giải mã chương trình truyền hình các nước;

- Cung cấp các sản phẩm thẻ thông minh;

- Cung cấp, phát hành thẻ dịch vụ thu cước phí, vé, khuyến mãi và bán lẻ bằng thẻ thông minh

- Cung cấp các ứng dụng viễn thông chuyên dụng như theo dõi hoạt động vệ tinh, đo xa và các trạm dịch rada; Điều hành các trạm đầu cuối vệ tinh và các trạm liên hợp nối với một hoặc nhiều hệ thống thông tin mặt đất và khả năng truyền nhận viễn thông từ hệ thống vi tính;

* Nhiệm vụ: Để đảm bảo thực hiện các chức năng trên Công ty đã đề ra

một số nhiệm vụ trước mắt và lâu dài sau : - Hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra.

- Tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán các văn bản mà Công ty đã ký kết.

- Tạo điều kiện cho đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao kết quả kinh doanh và hướng dẫn họ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Không ngừng cải thiện điều kiện lao động và đời sống của cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao năng suất lao động hiệu quả kinh tế.

- Tự tạo nhiệm vụ, sử dụng nhân viên theo đúng mục đích và có hiệu quả để đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động của Công ty không ngừng trệ.

- Mở rộng các mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh.

- Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ trình độ và khả năng.

2.1.2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty:

Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cũmg đạt được những kết quả nhất định thể hiện sự tăng trưởng như sau :

Bảng biểu 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2011

Đơnvị: VNĐ

TT Chỉ tiêu 2011

1 Tổng doanh thu 47 883 021 752

2 Các khoản giảm trừ

3 Doanh thu thuần 47 883 021 752 4 Giá vốn hàng bán 34 125 693 233 5 Lợi nhuận gộp 13 757 328 519 6 Doanh thu HĐTC 727 005 293 7 Chi phí TC 26 885 427 8 Chi phí bán hàng 780 087 486 9 Chi phí QLDN 10 020 085 843 10 LN thuần từ HĐKD 3 657 275 056 11 Thu nhập khác 293 966 084 12 Chi phí khác - 13 13 LN khác 293 966 071 14 Tổng LN trước thuế 3 951 241 127 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 987 810 282 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 LN sau thuế 2 963 430 845

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TỔNG GIÁM ĐỐC

Theo cơ cấu này bộ phận quản lý được phân chia cho các bộ phận chức năng riêng như sau:

Tổng Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo diều hành giám đốc các phòng ban và đơn vị trực thuộc .

Phó giám đốc 1: Phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu , tham gia giám sát chỉ đạo các phòng ban và các trung tâm thương mại việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu.

Phó giám dốc 2: Phụ trách kinh doanh hàng nội địa chỉ đao các phòng và các cửa hang thương mại huyện thực hiện kế hoach kinh doanh.

Phòng kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc

Các đơn vị trực thuộc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và các phòng kinh doanh, kế toán , tổ chức.

2.1.3.2 Nhiệm vụ tổ chức các phòng ban

* Phòng hành chính, kế toán

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.

- Quản lý các hồ sơ nhận sự toàn Công ty, kỷ luật, khen thưởng, tiền lương, hưu trí…v.v. Là thành viên thường trực của hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật tiền lương trong Công ty.

- Xây dựng các nội quy, quy chế làm việc, lao động trong Công ty, xây dựng các chương trình làm việc, giao ban, hội họp theo định kỳ hoặc bất thường.

- Thực hiện các công tác về đoàn thể thanh tra, bảo vệ nội bộ, bảo về mội sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy trong toàn Công ty.

- Phối hợp cùng các phòng ban trong công ty xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sử dụng vốn hàng hóa, kế hoạch tiếp thị, liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng cơ bản…

- Chuẩn bị các thủ tục giúp Giám đốc Công ty giao kế hoạch và xét duyệt hoàn thành kế hoạch hàng năm của các đơn vị trực thuộc.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế, tài liệu sổ sách chuyên môn nghiệp vụ của các phòng ban đang thực hiện.

- Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật kinh tế của Nhà nước.

- Lập và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập báo cáo tổ chức thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho kiểm toán thực hiện kế hoạch của Công ty.

Ghi chép, phản ánh kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn vốn, giải pháp phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và để xuất các kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Thực hiện quyết toán, 6 tháng, năm đúng thời gian. Thực hiện tốt các công tác hạch toán kế toán giúp Giám đốc

Quản lý và lưu giữ chặt chẽ các sổ sách, chứng từ, tài liệu thuộc lĩnh vực tài chính của Công ty, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê, kế toán cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán của Công ty.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Phòng kế toán tài chính của Công ty gồm 5 người được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung như sau:

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty `

Đứng đầu phòng kế toán tài chính là kế toán trưởng và các nhân viên kế toán phụ trách các phần hành cụ thể. Công việc của các nhân viên kế toán được phân công cụ thể như sau:

Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm điều hành chung công tác tổ chức kế

toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Là người trực tiếp thông tin lên Giám đốc và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về các thông số số liệu báo cáo, giúp Giám đốc lập các phương án tự chủ tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán tài sản cố định:Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp

luật về việc mua sắm. sử dụng, nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Phải mở sổ chi Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Kế toán vốn hàng tồn kho Kế toán bán hàng, công nợ Kế toán tài sản cố định CCDC Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp

tiết theo dõi từng loại TSCĐ, lập bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ. Theo dõi tình hình biến động TSCĐ theo các chỉ tiêu phù hợp. Theo dõi sát sao sự thuyên chuyển TSCĐ giữa các nghiệp vụ để tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ một cách thích hợp theo phương pháp đã chọn.

Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán : kế toán căn cứ vào nghiệp vụ kinh

tế phát sinh, kiểm tra đối chiếu chứng từ, đảm bảo tính chính xác và trung thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên cơ sở chứng từ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định về chứng từ kế toán của bộ tài chính quy định. Sau đố, tiến hành lập chứng từ thanh toán trình kế toán trưởng và lãnh đạo duyệt.

Ghi chép tổng hợp và chi tiết các tài khoản vay, công nợ. Làm công tác thanh toán quốc tế, kiểm tra và hoàn chỉnh các bộ chứng từ thanh toán gửi ra ngân hàng.

Kế toán tổng hợp: Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra tình hình thực

hiện công việc của các phần hành kế toán khác. Hàng tuần, tháng, quý thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu với các phần hành kế toán khác. Lập đầy đủ, kịp thời, chính xác báo cáo tài chính theo quy định của Công ty và Nhà nước.

2.1.5. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán.2.1.5.1 Chính sách kế toán chung: 2.1.5.1 Chính sách kế toán chung:

Chế độ kế toán chung do Bộ Tài chính ban hành đã được cụ thể hoá vào Công ty như sau:

Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình

thức nhật ký chung

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty là một năm dương lịch,

Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ được xác định theo đúng nguyên giá thực tế và khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là

đánh giá theo giá bình quân. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng là kê khai thường xuyên.

Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ.

2.1.5.2 Chính sách kế toán cụ thể:

Công ty áp dụng hình thức kế toán theo hình thức “ nhật ký chung” Quy trình ghi sổ như sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chung"

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt SỔ CÁI

dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; Sổ Cái;

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có

trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

b) Vận dụng chế độ kế toán vào hệ thống tài khoản:

Theo quy định chung mọi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thì vận dụng hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2 do nhà nước ban hành, không được tự định ra hai loại tài khoản này. Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Công Nghệ Mới sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. Nhìn chung hệ thống tài khoản của công ty đều tuân theo chế độ kế toán đã ban hành, và chi tiết tới các tìa khoản cấp 2, cấp 3 để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty và phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của tài khoản tổng hợp tương ứng. Hầu hết các tài khoản được chi tiết theo các phòng kinh doanh và các chi nhánh. Nguyên nhân là do Công ty áp dụng cơ chế khoán cho mỗi bộ phận nên chi tiết tài khoản cho mỗi phòng kinh doanh và các chi nhánh giúp cho các nhà quản lý và kế toán có thể đánh giá và phân bổ tiền lương và thưởng một cách chính xác và khoa học.

c) Về sổ sách kế toán sử dụng:

Hình thức sổ kế toán Công ty Cổ phần XNK công nghệ mới đã áp dụng là hình thức “ Nhật ký chung”. Việc lựa chọn hình thức kế toán này công ty đã có đăng ký với Bộ tài chính, đồng thời tuân thủ các qui định về hệ thống sổ sách và phương pháp ghi chép sổ theo hình thức kế toán đã lựa chọn. Công ty đã chọn hình thức sổ “ nhật ký chung” là phù hợp với đặc điểm kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty. HIện nay công ty đã áp dụng chương chình phần mềm máy tính vào công tác hạch toán kế toán nên đã giảm bớt khối lượng công việc ghi chép bằng tay của kế toán viên, đồng thời rút ngắn thời gian để

kiệm về thời gian, giảm khối lượng của các nhân viên phòng kế toán. Đặc biệt, việc nối mạng internet cũng nâng cao hiệu quả của công tác kế toán trong việc thu thập các thông tin trên mạng về các cập nhập mới về kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tài Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Công Nghệ Mới (Trang 34)