THIẾT KẾ HỆ THỐNG DẪN NHỰA 1. Thiết kế Bạc cuống phun

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn cho sản phẩm có ren (Trang 77 - 80)

-Cuống phun là nơi vật liệu được bơm vào khuôn.Béc phun (đầu lò) của máy ép phun tiếp xúc với bề mặt của cuống phun.Để sản phẩm và hệ thống rãnh dẫn dễ lói ra khỏi khuôn thì

cuốn phun phải được vuốt từ 1.5 – 3.5mm theo dọc chiều dài của cuống và phải được làm bóng.

-Thường thì cuốn phun được tạo hình từ bên trong của 1 chi tiết gọi là bạc bơm keo

-Người ta thường thiết kế đường kính lỗ của đầu lò nhỏ hơn đường kính trong của bạc keo từ 0.125 – 0.75mm. Điều này đảm bảo vật liệu chuyển từ đầu lò vào bạc keo được êm,không tạo điều kiện trượt và giảm áp làm cho sản phẩm có độ nén không thích hợp gây ra các khuyết tật trên bề mặt

-Đường kính của cuống phun ở vị trí giao với hệ thống rãnh dẫn chính tới thiểu phải bằng hoặc lớn hơn đường kính hoặc độ sâu của rãnh

-Kích thước cuống phun phụ thuộc vào kích thước sản phẩm và đặc biệt là bề dày sản phẩm

-Dựa vào các yêu cầu trên, ta chọn ra 1 loại bạc keo theo tiêu chuẩn với đường kính cuống phun bên ngoài là 16mm.

16

47 16

36 6

R14

4.4.2. Thiết kế hệ thống rãnh dẫn

Thiết kế hệ thống rãnh dẫn là khâu rất quan trọng trong thiết kế khuôn.Các yêu cầu chính khi thiết kế hệ thống rãnh dẫn:

Giảm tối thiểu sự hạn chế dòng chảy trong hệ thống rãnh dẫn,như diện tích ngang của rãnh không phù hợp

Chiều dài tổng cộng của hệ thống rãnh nên hạn chế tối đa nếu có thể để tránh hiện tượng giảm áp suất và nhiệt độ của vật liệu

Diện tích ngang của hệ thống rãnh phải đủ lớn để cho thời gian nguội của nhựa trong rãnh không vượt quá thời gian nguội của miệng phun.Điều này giúp cho áp suất duy trì đúng với tính toán

4.4.3. Thiết kế miệng phun

Do chúng ta áp dụng kiểu bơm keo gián tiếp, với khuôn gồm 2 sản phẩm nên cũng sẽ có 2 miệng phun (cổng vào keo tương ứng).

Một số yêu cầu khi thiết kế miệng phun:

•Tránh thiết kế cổng gây ra dòng chảy dài hội tụ tạo thành bẫy khí, tại các vị trí đó có thể thiết kế các van thoát khí

•Nếu có thể thì thiết kế vị trí của cổng ở vùng sản phẩm dáy nhất

•Lựa chọn vị trí cổng để sán phẩm đạt độ bền cao nhất theo chiều dòng chảy, đặc biệt vật liệu có độn hoặc gia cường

•Miệng phun phải được đặt xa các phần sẽ chịu va chạm hay chịu uốn.Khu vực miệng phun có khuynh hướng chịu ứng suốt dư do quá trình điền đầy khuôn và thường là vị trí yếu nhất

•Hạn chế các dòng chảy giao nhau, đặc biệt là tại các vị trí chịu ứng suất và va đập cao. Nên định hướng các dòng chảy giao nhau tại những chỗ dày của sản phẩm

•Với những khuôn có nhiều cốc khuôn, yêu cầu miệng phun của mỗi cốc phải có cùng kích thước (đường kính và bề dày). Điều này đảm bảo có sự cân bằng dòng chảy đến mỗi cốc khuôn

•Dòng chảy phun thẳng trực tiếp vào thành cốc khuôn để tránh sự ửng đỏ và phun tia

•Nếu có thể, nên đặt cổng tại những chỗ khuất của sản phẩm

Với các yêu cầu trên, ta thiết kế 2 cổng vào keo bên cạnh tấm cái với kích thước như sau

Ngoài ra để cho 1 hệ thống bơm keo hoàn chỉnh, ta còn phải thiết kế thêm vòng định vị bạc keo

4.4.4. Vòng định vị bạc keo

Khi lắp khuôn lên máy ép phun,để đầu lò máy ép và bạc keo được đồng tâm,người ta gắn thêm 1 vòng định vị phía trên cùng của khuôn,vòng định vị này sẽ được định tâm vào 1 lỗ định tâm có sẵn trên tấm thớt của máy ép.

Tùy lọai máy ép người ta sẽ gắn lên khuôn 1 vòng định vị có kích thước khác nhau

Ngoài ra vòng định vị còn có chức năng giữ chặt bạc keo không cho rớt ra ngoài Đường kính ngoài của vòng định vị phải nhỏ hơn đường kính lỗ định tâm trên máy ép Đối với máy ép đã chọn, với đường kính lỗ trên thớt máy = 100mm, ta sử dụng vòng định vị sau

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn cho sản phẩm có ren (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w