Bán kính chân ren và đỉnh ren nên lớn nhất đến mức có thể tránh sự tập trung ứng suất
Hình – Một số profile ren thường dùng để thiết kế cho sản phẩm nhựa
- Đoạn hết ren nên làm tròn để tránh tuôn ren và hư ren.
Hình - Làm tròn đoạn hết ren
- Khi cần thiết kế ren côn nên thiết kế theo hình 4.3 để mối lắp ren được kín hơn.
- Hình – Ren côn
Ta có thể dùng ren thẳng và vòng đệm để ngăn chất lỏng không bị rò rỉ mà không phải thiết kế ren côn.
Hình – Giải pháp không dùng ren côn.
- Tránh thiết kế đoạn ren có bước ren nhỏ hơn 1mm (32ren/inch) để tránh tuôn ren và dễ chế tạo khuôn.
- Khi thiết kế ren nhựa lắp ráp với ren kim loại (thường thấy trong hệ thống ống nước), ta nên thiết kế dạng ren ngoài cho chi tiết bằng nhựa và ren trong cho chi tiết bằng kim loại để tránh ren kim loại làm hỏng ren nhựa.
- Ren thiết kế cho sản phẩm nhựa đôi khi không theo một tiêu chuẩn nào để có thể dễ chế tạo khuôn hơn
Hình – Ren phi tiêu chuẩn III.2.Khuôn Cho Sản Phẩm Có Ren Trong:
- Đối với loại khuôn này, ta có các phương pháp tháo ren sau:
a) Tháo ren cưỡng bức:
Sản phẩm được đẩy rời khỏi khuôn nhờ lực đẩy của vành đẩy. Cách tháo ren cưỡng bức chỉ phù hợp với những loại nhựa có độ đàn hồi cao, chính nhờ tính đàn hồi của nhựa mà sản phẩm bị đẩy ra sẽ không bị hỏng hoặc cong vênh. Loại ren khuyên dùng cho cách tháo ren này là ren tròn.
Hình – Tháo ren trong bằng lực cưỡng bức
b) Tháo ren bằng chốt gập (Collapsible core):
- Chốt gập dùng để tháo ren trong cho các sản phẩm nhỏ.
Hình – Cấu tạo chốt gập và vị trí của nó trên khuôn.
- Lắp chốt gập trên khuôn và nguyên lý hoạt động của toàn hệ thống khuôn:
Hình – Lắp chốt gập trên khuôn.
▬►: Mũi tên chỉ chiều chuyển động.
Hình – Nguyên lý hoạt động của chốt gập trên khuôn.
Tháo ren bằng thanh răng – bánh răng:
- Tháo ren bằng thanh răng – bánh răng cho phép tháo ren cùng lúc nhiều sản phẩm trên khuôn và đảm bảo ren có độ chính xác cao hơn hai phương pháp tháo ren trên. Ngoài ra, cơ cấu tháo ren bằng thanh răng – bánh răng còn phù hợp với những sản phẩm có kích thước lớn trong sản xuất hàng loạt.
Hình - Tháo ren trong bằng bánh răng – bánh răng được truyền lực bằng cơ
Hỉnh : Tháo ren trong bằng thanh răng – bánh răng được truyền lực bằng thủy lực hoặc khí nén
▬►: Mũi tên chỉ chiều chuyển động.
Hình : Nguyên lí hoạt động của hệ thống tháo ren trong dùng thanh răng – bánh răng được truyền lực bằng thủy lực hoặc khí nén.
d) Tháo ren bằng tay :
Phương pháp tháo ren bằng tay phù hợp với những sản phẩm nhỏ nhưng cần ren có độ chính xỏc cao. Theo phương phỏp này, sản phẩm sẽ được thỏo ra khỏi lừi bằng tay và chỉ phự hợp với sản xuất đơn chiếc.
Hình 4.12 : - Tháo ren trong bằng tay . 4.3. Khuôn cho sản phẩm có ren ngoài :
Đối với những sản phẩm có ren ngoài ta có thể dùng các phương pháp sau để tháo ren.
Hình 4.13 - Một sản phẩm có ren ngoài.
a) Chế tạo khuôn hai nửa nếu đường ren trên sản phẩm đối xứng qua mặt phân khuôn :
Hình 4.14 – Khuôn hai nửa cho sản phẩm có đường ren đối xứng qua mặt phân khuôn.
b) Tháo ren cưỡng bức :
Khi khuụn mở lừi sẽ được giữ ở tấm cố định và sản phẩm được đẩy ra khỏi khuụn nhờ lực đẩy của chốt đẩy .
Hình 4.15 – Tháo ren ngoài bằng phương pháp cưỡng bức.
Chốt nhả dùng để tháo ren cho các sản phẩm có kích thước nhỏ.
a)
b)
Hình 4.16 : a), b) – Tháo ren ngoài bằng chốt nhả.
d) Tháo ren bằng bộ truyền bánh răng :
Hình 4.17 - Tháo ren ngoài bằng bộ truyền bánh răng.
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN CHO SẢN PHẨM