Cuống phun:

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn cho sản phẩm có ren (Trang 54 - 58)

i. Vòi phun: có chức năng nối khoang trộn với cuốn phun và phải có hình dạng đảm bảo bịt kín khoang tron và khuôn Nhiệt độ ở vòi phun nên được cài đặt lớn hơn

3.2Cuống phun:

Cuống phun là chỗ nối giữa vòi phun của máy và kênh nhựa. Hệ thống cuống phun được sử dụng thông thường nhất có bạc cuống phun. Bạc cuống phun thường được tôi cứng để không bị vòi phun của máy làm hỏng.

Hình 2. 18 Các loại bạc cuống phun theo tiêu chuẩn của HASCO. Kích thước cuống phun phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Khối lượng và độ dày thành của sản phẩm cũng như loại vật liệu nhựa được sử dụng. Khi biết khối lượng của sản phẩm (tính bằng gam) thì đường kính D có thể xác định được.

Kích thước lỗ vòi phun của máy cũng ảnh hưởng đến kích thước của cuống phun

Bán kính trên bạc cuống phun và vòi phun phải tạo nên được sự liên kết phù hợp giữa chúng. Bán kính trên bạc cuống phun phải lớn hơn 2 – 5 mm so với bán kính vòi phun để đảm bảo không có khe hở giữa cuống phun và vòi phun khi chúng tiếp xúc với nhau. Khe hở như vậy có thể lớn dần lên gây ra một số vấn đề như rò rỉ vật liệu.

Hình 2.19 Cuống phun.

Góc côn của cuống phun cũng rất quan trọng, bởi vì nếu góc côn quá nhỏ có thể gây ra khó khăn khi tháo cuống phun khỏi bạc cuống phun. Còn nếu góc côn quá to làm cho phần đáy của cuống phun cũng phải rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến thời gian làm nguội. Vì vậy góc côn tối thiểu nên là 10.

4.3 Kênh nhựa:

Kênh nhựa là đọan nối giữa cuống phun và miệng phun. Kênh nhựa phải được thiết kế ngăn để có thể nhanh chóng điền đầy lòng khuôn mà không bị mất nhiều áp lực. Kích thước của kênh nhựa phải đủ nhỏ để làm giảm phế liệu và lượng nhựa trong lòng khuôn, nhưng phải đủ lớn để chuyển một lượng vật liệu đáng kể để điền đầy lòng khuôn nhanh chóng nhằm làm giảm sự mất áp lực ở kênh nhựa và miệng phun.

Kênh nhựa hình tròn được ưa chuộng hơn cả vì tiết diện ngang hình tròn sẽ cho phép một lượng vật liệu tối đa chảy qua mà không bị mất nhiều nhiệt. Tuy nhiên cũng tùy theo mục đích sử dụng mà ta chọn loại kênh nhựa này vì chi phí chế tạo sẽ cao hơn (phải làm ở cả 2 mặt phân khuôn).

Hình 2.20 Kênh nhựa có tiết diện tròn.

Loại hình thang cũng có lợi nhưng sẽ phải sử dụng nhiều loại vật liệu hơn. So với kênh nhựa tròn thì kênh hình thang dễ gia công hơn. Vì nó chỉ ở một bên mặt phân khuôn.

Hình 2.21 Kênh nhựa có tiết diện hình thang (không góc nhọn).

Loại kênh hình thang có góc nhọn không tốt bằng vì nó tốn nhiều vật liệu hơn.

Hình 2.22 Kênh nhựa có tiết diện hình thang (có góc nhọn).

Loại dở nhất là kênh nhựa hình bán nguyệt hoặc hình cung. Loại này thường gây tắc dòng chảy. Ta không nên thiết kế và sử dụng loại này nữa.

Hình 2. 24 Kênh nhựa có tiết diện hình bán nguyệt

Tóm lại tiết diện ngang của loại kênh tốt phải là hình tròn hoặc hình thang. Kích thước tiết điện ngang phụ thuộc vào độ dày thành, khối lượng sản phẩm cũng như loại nhựa sử dụng.

Hình 2. 25 Quan hệ giữa các số lượng thay đổi dùng cho ABS, Polystryrene và cellulose.

Hình 2. 26 Quan hệ giữa các số lượng thay đổi dùng cho Polycacbonates, Polyamides, Polyacetals, Polyethylenes và Polypropylenes.

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn cho sản phẩm có ren (Trang 54 - 58)