Tách Khuôn với Pro/ENGINEER 4.0

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn cho sản phẩm có ren (Trang 102 - 118)

CHƯƠNG V: Ứng Dụng Phần Mềm Pro Enginerr 4.0 Trong Việc Thiết Kế Và Chế Tạo Khuôn

V.2. Tách Khuôn với Pro/ENGINEER 4.0

-Sau khi vẽ chi tiết trong giai đoạn 1, thì ta chuyển sang giai đoạn thứ 2 với các bước như sau:

-Bước 1: Lắp phôi lên hệ thống: là xác định hướng phân khuôn cho chi tiết, xây dựng khuôn với 2 lòng khuôn.

+Từ Menu của phần mềm ta chọn: File → New Xuất hiện hộp thoại sau:

+Từ mục Type ta chọn Manufacturing và cột sub-type chọn Mold Cavity, từ ô Name ta đặt tên là Tách_khuôn và bỏ dấu tick ở ô Use default templant để chọn lại đơn vị đo.

+ Tiếp đến chọn OK để xuất hiện hộp thoại chọn lại đơn vị đo như sau:

+ Và chọn Ok. Lúc này Pro/Engineer sẽ trình bày một giao diện mới với 3 mặt phẳng chính (Top, Right, Fornt), cùng với hướng đổ liệu màu vàng có tên Full Direction như hình sau:

+Từ Menu Manager ở góc trên bên phải màn hình, nick chọn Mold Model → Locate RefPart xuất hiện hộp thoại để chọn chi tiết cần gọi ra.

>>Chỉ ra đường dẫn để dẫn tới chi tiết.

>>Chọn chi tiết cần gọi ra và chọn open để mở chi tiết ra.

+ Sau đó xuất hiện hộp thoại Create Referrence Model vẫn giữ các lựa chọn mặc định và nhấn OK.

+ Sau khi pick vào OK ở hộp thoại trên thì ta chuyển sang làm việc với một hộp thoại khác là hộp thoại Layout. Trong hộp thoại này có rất nhiều mục nhưng ta quan tâm các mục sau đây:

►Ở mục Ref Model Origin and Orient: đây là mục để chọn lại hệ tạo độ.

Mục này được sử dụng như sau: ta pick vào biểu tượng mũi tên xuất hiện hộp thoại như hình sau:

►Còn ở mục Layout là mục tạo ra một hay nhiều lòng khuôn với các lựa chon như: Single, Rectangular, Circular, Variable.

Ở đây ta quan tâm tới lựa chọn Rectangular: và cách để làm nhiều lòng khuôn với lựa chọn này như sau:

>>Dùng chuột pick vào lựa chọn Rectangular trong mục layout.

>>Sau đó ta điều chỉnh các thông số ở bên dưới mục Layout như hình sau:

>>Cuối cùng ta pick vào Review để kiểm tra xem, nếu được thì ta pick vào OK. Và kết quả cuối như hình sau:

-Bước 2: Tạo Phôi

Để tiến hành tạo phôi thì ta làm như sau:

+Từ thanh Menu Maneger → Mold Model → Create → Workpiece

+Tiếp tục chọn Manual → xuất hiện hộp thoại Component Create (trong hộp thoại này ta vẫn giữ các lựa chọn như mặc định nhưng ở mục Name ta sửa PRT0001 thành Phoi) và tiếp tục pick vào OK → sau khi pick chọn OK ở hộp thoại trên thì xuất hiện thêm một hộp thoại khác là hộp thoại Creation Option (trong mục Creation Method ta chọn Create feature), rồi tiếp tục lại pick vào OK

+Sau đó chọn Protrusion → đến hộp thoại Solid OPTS (trong hộp thoại này ta vẫn giữ các lựa

+Để vẽ phôi thì ta làm như sau:

►Tạo một mặt phẳng để vẽ phôi bằng cách:

>>Pick vào biểu tượng Plane trên màn hình .

>>Di chuyển chuột vào vùng vẽ pick chọn mặt phẳng có tên Main_Parting. Lúc này xuất hiện hộp thoại Datum Plane như hình sau

>>Và kế đến ở mục Offset Translation ta nhập vào đó 1 thông số, đó chính là bề dày của tấm khuôn trên, trong trường hợp này thì ta cho nó là 10mm.

>>Sau khi nhập vào thông số thì ta pick chọn OK. Lúc này trên màn vùng vẽ xuất hiện một mặt phẳng song song với mặt phẳng Main_Parting và cách mặt phẳng này 10mm, mặt phẳng này có tên là Datum 1.

►Vẽ Phôi: ở đây ta sẽ vẽ phôi bằng lệnh Protrusion.

>>Để vẽ bằng Protrusion thì trước tiên ta di chuyển chuột vào vùng vẽ, pick chuột phải rồi chọn Define Iternal Sketch → xuất hiện hộp thoại Sketch yêu cầu ta chọn mặt phẳng để vẽ sketch, ta di chuyển chuột đến mặt phẳng Datum 1 vừa tạo ở trên và pick chọn.

>>Sau đó pick chon sketch ở hộp thoại sketch để bắt đầu vẽ.

>>Trước khi vẽ thì Pro yêu cầu ta chọn Reference (tham chiếu), ta chọn tham chiếu như hình bên dưới

>>Tiếp theo ta vẽ phôi bằng cách chọn vào biểu tượng Rectang trên màn hình, vẽ một hình chữ nhật bao quanh hai chi tiết → sau đó pick vào biểu tượng tick trên màn hình → lúc này phần mềm yêu cầu ta nhập chiều dày của phôi, để nhập chiều dày thì ta làm như hình sau:

>>Sau khi nhập chiều dày của phôi xong → tick → Done/Return → Done, ta đuợc kết quả:

-Bước 3: Tạo Mặt Phân Khuôn:

Để tạo mặt phân khuôn ta làm như sau:

+Pick vào biểu tượng Parting Surface trên màn hình → tiếp tục pick vào biểu tượng Extrue

→ sau đó từ thanh menu ta chọn Edit → Shadow Suface → Xuất hiện hộp thoại như hình sau:

+Từ hộp thoại ở hình trên yêu cầu ta chọn các chi tiết của lòng khuôn. Việc lựa chọn được thực hiện như bằng cách di chuyển chuột đến vị trí của chi tiết thứ nhất pick chọn chi tiết đó,

+Sau khi chọn xong thì ta pick OK → Done Refs. Lúc này xuất hiện thêm một hộp thoại yêu cầu ta chọn một mặt làm mặt phân khuôn

để chọn một mặt phẳng làm mặt phân khuôn thì ta làm bằng cách di chuyển chuột vào vùng vẽ, pick chọn mặt phẳng có tên Main_Parting làm mặt phân khuôn.

+Sau đó chọn Done/Return → kế đến chọn Preview ở hộp thoại Shaow Suface → OK → cuối cùng chọn biểu tượng tick trên thanh công cụ, và ta được kết quả như hình sau:

-Bước 4: Tách Khuôn

Để tách khuôn ta làm như sau:

+Trên thanh công cụ ta pick chọn vào biểu tượng Volume Split → xuất hiện hộp thoại sau:

+Từ hộp thoại trên ta chấp nhận các lựa chọn mặc định → Done → xuất hiện hộp thoại Split, hộp thoại này yêu cầu ta chỉ ra mặt nào là mặt phân khuôn, lúc này ta dùng chuột di chuyển vào vùng vẽ và tất nhiên là chọn mặt phẳng Main_Parting làm mặt phân khuôn vì ta đã định nghĩa nó ở phần trên → chọn xong thì ta pick chuột chọn OK.

Ta có thể giữ nguyên tên của nó là MOL_VOL_1 mà cũng có thể thay bằng tên khác cho phù hợp, ở đây ta giữ nguyên và chọn OK → lúc này lại xuất hiện thêm một hộp thoại giống như trên nhưng với tên MOL_VOL_2, ở đây ta cũng giữ nguyên tên và chọn OK.

Hai hộp thoại ở trên với hai tên khác nhau là biểu hiện cho hai tấm khuôn trên và khuôn dưới.

+Từ hộp thoại Menu Manager → Mold Comp → Extract

+Lúc này xuất hiện hộp thoại Createa Mold Comppernet → pick chọn cả hai tấm khuôn → OK

+Tiếp tục ta pick chọn Done/Return.

+Từ hộp thoại Menu Manager → Mold Opening → Define Step → Define Move.

►Để tách tấm trên ra ta làm như sau:

>>Dùng chuột pick chọn tấm trên bắng cách di chuyển chuột sang bên trái màn hình chọn vào chữ MOL_VOL_1.PRT

>>Tiếp tục ta pick chọn OK → rồi di chuyển chuột đến một đường thẳng nằm vuông góc với tấm khuôn trên.

>>Sau khi pick chọn vào đường thẳng như hình trên, xuất hiện một thanh yêu cầu nhập khoảng cách mà ta muốn tách tấm khuôn trên

>Kế đến ta pick chọn tick và cuối cùng chọn Done, ta sẽ được kết quả như hình sau:

►Để tách tấm dưới ta làm tương tự như tấm trên và sau đây là kết quả:

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn cho sản phẩm có ren (Trang 102 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w