i. Vòi phun: có chức năng nối khoang trộn với cuốn phun và phải có hình dạng đảm bảo bịt kín khoang tron và khuôn Nhiệt độ ở vòi phun nên được cài đặt lớn hơn
II.4.HỆ THỐNG CẤP NHỰA:
Hệ thống cấp nhựa bao gồm những phần chính sau đây: Cuống phun, kênh nhựa chính, kênh nhựa và miệng phun. .
Hình 2. 13 Hệ thống cấp nhựa.
Để điền đầy được lòng khuôn nguyên liệu nhựa chảy đầu tiên phải đi qua cuống phun và hệ thống kênh nhựa chính. Sau đó chảy qua miệng phun và vào lòng khuôn, điền đầy chúng và tạo nên sản phẩm. Khi nhựa nóng chạm vào khuôn lạnh nó nhanh chóng bị đông lại và tạo nên một lớp vỏ bao quanh trong khi lớp lõi bên trong vẫn còn là nhựa nóng chảy
Kênh nhựa 5 miệng phun Kênh nhựa 8 miệng phun Kênh nhựa 6 miệng phun
Kênh nhựa 10 miệng phun Kênh nhựa 12 miệng phun
Kênh nhựa 24 miệng phun
Hình 2. 14 Sơ đồ phân bố các lòng khuôn.
Lúc đầu nhựa đóng lại rất mỏng. Vì thế nhiệt mất đi rất nhanh, sau đó càng nhiều nhiệt bị mất đi khi qua lớp nhựa mỏng tạo nên lớp nhựa đóng dày hơn. Sau một thời gian, lớp nhựa đóng sẽ đạt được độ dầy nhất định thì nhiệt sinh được từ nhiệt và ma sát sinh ra từ dòng chảy sẽ cân bằng với lượng nhiệt đã mất. Ở thời điểm này sẽ đạt được trạng thái cân bằng.
Hình 2. 15 Sự cân bằng nhiệt.
Vì nhựa dẫn nhiệt kém nên lớp vỏ ngoài bị đông lại cũng sẽ đóng vai trò là lớp cách nhiệt cho lõi trong của nhựa nóng chảy và giữ nhiệt cho nó. Do đó nguyên liệu nhựa vẫn có thể chảy qua lõi trong quá trình phun. Nếu tốc độ phun tăng thì lớp nhựa đóng lại sẽ bị nóng đi do nhiệt ma
sát sinh ra cao hơn. Tương tự như thế độ nóng chảy và nhiệt độ khuôn cao sẽ làm giảm tốc độ dày lớp nhựa đông lại.
Hình 2.16 Ảnh hưởng của tốc độ phun tới qúa trình đông đặc.
Trong quá trình điền đầy kênh nhựa để giữ cho vận tốc dòng chảy được ổn định thì ở các góc nhọn của kênh nhựa nên bo cung. Đồng thời tại vị trí đó ta nên làm các đường dôi ra nhằm tăng nhiệt độ cục bộ, làm chậm quá trình nguội và tránh hư hỏng do áp suất phun tác động vào.
Hình 2.17 Bo cung R tại các góc nhọn.