Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch NaBr, HCl, NaI và

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 95 - 96)

3. KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH

3.2.4.4. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch NaBr, HCl, NaI và

- Kết quả:

+ Ban đầu, nhỏ lần lượt bốn dung dịch bị mất nhãn lên bốn mẩu quỳ tím:

 Nhóm 1 (quỳ tím hóa đỏ): dung dịch HCl (lọ 2).

 Nhóm 2 (quỳ tím không đổi màu): dung dịch NaCl, NaBr, NaI.

+ Cho lần lượt ba dung dịch ở nhóm 2 vào hai ống nghiệm có đánh số, cho tiếp dung dịch AgNO3: ở cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa.

+ Cho tiếp vào cả 3 ống dung dịch NH3 loãng. Kết tủa ở ống nghiệm (4) tan, chứng tỏ lọ (4) chứa dung dịch NaCl.

+ Tiếp tục cho 2 dung dịch ở lọ (1) và (3) vào 2 ống nghiệm. Cho tiếp hồ tinh bột vào 2 ống nghiệm. Nhỏ nước brom vào 2 ống nghiệm. Ta thấy dung dịch ở ống nghiệm (3) chuyển sang màu xanh đen, ống nghiệm (1) không hiện tượng. Vậy lọ (3) chứa dung dịch NaI, lọ (1) chứa dung dịch NaBr.

Hình 3-31.HCl làm quỳ tím hóa đỏ. NaCl, NaBr, NaI không làm quỳ tím đổi màu

79 SVTH: Huỳnh Thị Mai Linh

- Giải thích:

+ Dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím hóa đỏ, còn các dung dịch còn lại là muối trung tính nên quỳ tím không đổi màu.

+ Ống nghiệm chứa các dung dịch còn lại xuất hiện kết tủa khi cho dung dich AgNO3 vào do NaCl, NaBr, NaI tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa AgCl (màu trắng), AgBr (màu vàng nhạt), AgI (màu vàng).

Phương trình phản ứng:

NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3

NaBr + AgNO3 AgBr + NaNO3 NaI + AgNO3 AgI + NaNO3

+ Dung dịch NH3 loãng phản ứng được với AgCl tạo phức tan, còn AgBr và AgI không phản ứng.

AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]+ + Cl-

+ Dung dịch trong ống nghiệm (3) chuyển sang màu xanh là do Br2 oxi hóa được I- thành I2, gặp hồ tinh bột dung dịch chuyển sang màu xanh.

2NaI + Br2 2NaBr + I2

3.3. Nhóm oxi – lưu huỳnh

3.3.1. Oxi

Một phần của tài liệu Video clip thí nghiệm hóa học phổ thông lớp 10 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)